Phần làm văn : giúp mik làm 3 bài văn này với (nếu ko biết làm các đề khác thì chỉ cần làm một đề thôi)
Đề 1: em hãy giải thích câu tục ngữ :”tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Đề 2:giải thích câu tục ngữ “gần mực thì đen ,gần đèn thì rạng”.Từ đó ,em hãy suy nghĩ gì trong việc chọn bạn mà chơi
Đề 3: giải thích câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
1
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn*
Ta hiểu lời dạy trên như thế nào?
Câu tục ngữ là một lời khuyên thật giản dị, nêu lên hai chất liệu hết sức gần gũi và quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu dùng để tạo nên vật dụng như tủ, bàn, ghế… Còn “nước sơn” là chất liệu dùng để quét bên ngoài nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ vật. Muốn có một đồ vật bền ta nên chú ý đến chất gỗ bên trong, đừng vì màu sắc hào nhoáng bên ngoài mà dễ bị nhầm lẫn. Qua kinh nghiệm trong cuộc sống, ông bà ta đã kết luận “gỗ tốt” hơn hẳn “nước sơn” đẹp. Từ nghĩa thực ấy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên thận trọng hơn trong cách nhìn và thực tế hơn trong cách sống, không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chú ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xét vấn đề. Thật vậy, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức, năng lực của con người phải có giá trị hơn hẳn cái hình thức dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Và lời khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.
Trong thực tế của cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người thì giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ bên ngoài và thực chất bên trong không phải lúc nào cũng thống nhất nhau. Thường những vật có chất lượng kém thường được mang một hình thức thật hấp dẫn. Cái tủ, cái bàn làm bằng gỗ xấu thì luôn có một lớp sơn sặc sỡ bên ngoài bao phủ. Cũng như người độc ác, bất tài thường được che giấu bởi lớp vỏ bên ngoài thật lịch sự, sang trọng… Đúng trước những trường hợp ấy phải tình táo và sáng suốt để nhận định đánh giá, để không bị nhầm lẫn. Và nếu phải chọn lựa thì ta nên lấy nội dung, chất lượng bên trong làm chuẩn, làm thước đo để đánh giá. Là vật dụng ta chú ý đến chất gỗ, là con người ta nên quan tâm đến đạo đức, trình độ năng lực của người ấy. Có như vậy, ta mới không hối tiếc sau này. Bởi lẽ, hình thức bền ngoài không thể bền lâu, rồi cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, còn cái trường tồn vững chắc vẫn là cái cốt lõi bên trong. Ngoài ra, câu tục ngữ còn giúp ta một phương châm ở đời, đó là lo tu dưỡng rèn luyện bản thân: Đừng mải mê chạy theo hình thức mà quên đi cái giá trị của con người là phẩm hạnh, là tài năng, trí tuệ. Đây là một lời giáo dục thật đúng đắn để giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã giúp cho ta một bài học kỉnh nghiệm về cách nhận định đánh giá đồ vật hoặc con người. Hiểu đúng, vận dụng đúng lời khuyên dạy trên chúng ta sẽ ít vấp phải sai lầm. Cũng từ bài học này giúp ta biết cách rèn luyện, tu dưỡng bản thân để tự nâng cao phẩm chất của một người học sinh; đồng thời ta cũng thấy rõ hơn mối quan hệ hỗ tương giữa hai mặi nội dung và hình thức để ta phấn đấu vươn lên thành người toàn diện, giúp ích cho đất nước quê hương.
2
Nếu ca dao là tiếng nói của tình cảm nồng nàn thì tục ngữ chính là sản phẩm của trí tuệ, kinh nghiệm phong phú của cha ông chúng ta để lại cho con cháu nhằm mục đích khuyên răn lớp người sau gần điều lành, lánh điều dữ để trở thành người tốt. Chẳng hạn, đế khuyên nhủ thanh thiếu niên học sinh phải chọn bạn mà chơi, tục ngữ ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Sau đây, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ này xem có đúng như vậy không và từ đỏ rút ra cho bản thân mình một bài học bổích cho việc xử thế.
Nghĩa đen của câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng?” thật quá rõ ràng. Người học trò thường xuyên tiếp xúc với mực thì trướí sau gì nhất định là mực cũng sẽ dây vào quần áo, chân tay nghĩa là bị lấm lem vì mực, gần mực thì đen là như vậy. Ngược lại, bất cứ ai, khi đến gần ngọn đèn đang thắp sáng thì nhất định ánh đèn sẽ làm rạng rỡ thêm khuôn mặt vì được đèn chiếu sáng.
Thếnhưng, ý nghĩa chủ yếu của câu tục ngữ này là ở nghĩa bóng. Trong sinh hoạt học tập, nếu ta chỉ chung đụng, gần gũi, tiếp xúc với những người xấu thì ta cũng sẽ dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu Trái lại, nêu ta chỉ gần gũi, tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng đễ học tập những phẩm chất tốt đẹp. Suy rộng ra, sống trong xã hội, nếu ta thường xuyên chỉ tiếp xúc với những người xấu, môi trường và hoàn cảnh xấu xa là ta dễ bị tiêm nhiễm những tật xấu thói hư. Trái lại, nếu ta sống gần gũi với những người tốt, môi trường và hoàn cảnh tốt thì ta cũng sẽ dễhọc tập được những lề hay lối tốt.
Suy nghiệm lại thì thấy quả đúng như vậy thật. Vì sao? Vì con người nói chung, đặc biệt tuổi thiếu niên học sinh còn non trẻ, chưa có bản lĩnh vững vàng nói riêng, dễ bắt chước lẫn nhau, một cá nhân thường dễ bị đám đông lôi cuốn và cảm hóa. Do đó, sống trong hoàn cảnh xấu như người bên cạnh lúc nào cũng không hay biết. Đãvậy, sống trong hoàn cảnh, môi trường ấy, có điều tốt cũng không ai ủng hộ, làm điều xấu thì cũng không ai chê bai lại còn được khen ngợi và kích thích nữa. Rốt cùng mình không phân biệt được tốt xấu, nghĩ xấu là tốt, nghĩ tốt là xấu. Thế nhưng, sống với người tốt, giữa môi trường tốt thì chính việc tốt của họ là tấm gương để mình noi theo, những ý kiến hay, lời nói tốt của họ giúp mình biết cái đúng để theo, cái xấu để tránh. Từ đó cái đúng, cái tốt của mình ngày sẽ nhiều thêm, còn cái xấu, cái hư cũng sẽ ngày một ít dần đi để mỗi ngày một thành người tốt hơn.
Người xưa thường nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, tâm hồn các em thiếu niên học sinh không khác gì tờ giấy trắng. Do đó, điều hay điều dở rất dễ tác động vào. Chính vì vậy, mà có câu tục ngữ vừa phân tích.
Thấy rõ ảnh hưởng, tác động vô cùng to lớn và quan trọng của môi trường xung quanh đặc biệt môi trường bè bạn, thanh thiếu niên học sinh chúng ta, hơn ai hết, nên gần gũi, học tập các bạn tốt, không nên a dua, đua đòi theo các bạn xấu. Từ đó, chúng ta càng quan tâm hơn nữa đến việc tự rèn luyện bản thân, tu dưỡng, tạo cho mình một bản lĩnh để phân biệt được đúng sai, tốt xấu để bảo vệ và phê phán khi cần thiết.
Ngoài ra, cũng cần hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn. Xưa nay, trong xã hội cũng có những người gần mực nhưng vẫn không đen. Tuy sống trong môi trường xấu, nhưng họ vẫn là người tốt, vẫn là “sen trong bùn” “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chu Văn An, Trần Bình Trọng, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thái Bình… là minh chứng cụ thể. Trái lại, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… dẫu có gần đèn nhưng vẫn tối om.
Đủ thấy trong đời sống, bản lĩnh của mỗi người là điều hệ trọng, thêm vào đó cần tự chủ và cẩn thận khi tiếp xúc với sự việc, với con người. Xa lánh cái xấu chứ không xa lánh con người, xa lánh các bạn có khuyết điểm.
Là học sinh hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ trên, ta phải làm gì? “Chọn bạn mà chơi” ta phải biết gần gũi khiêm tốn để học tập các bạn tốt đồng thời phải chân thành thẳng thắn giúp đỡ bạn chưa tốt để cùng nhau tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
Cũng nên lưu ý rằng sách báo, phim ảnh, các trò chơi cũng là người bạn gần gũi với ta trong cuộc sống. Do đó, ta nên thận trọng trong việc tiếp xúc. Hơn thếnữa, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn hiện nay, trong xã hội còn nhiều tệ nạn, thì câu tục ngữ này là phương châm hành động thiết thực cho tuổi trẻ.
3
Quá khứ giúp chúng ta nhận ra rằng dân tộc chúng ta luôn bị nạn ngoại xâm đe doạ. Mỗi lần quân giặc tràn qua, người dân vùng biên giới lại phải hứng chịu cảnh tan cửa nát nhà. Họ đang ở tuyến đầu nên phải cầm gươm súng chống giặc, chẳng có thì giờ để cầm cuốc cầm cày, chẳng có thì giờ để vào xí nghiệp… Nơi nào có bóng dáng của chiến tranh thì nơi ấy chịu cảnh tiêu điều, tang thương. Từ thuở Hùng Vương dựng nước đến nay đã bao lần người dân ở vùng biên giới phương Bắc lại lâm vào cảnh đói cơm, thiếu áo …? Từ cậu bé là Gióng cưỡi ngựa sắt xông ra mặt trận chống lại giặc Ân, Hai Bà Trưng cất binh chống lại nhà Đông Hán, rồi Lê Hoàn, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… và ngay cả vào năm 1979 khi súng vừa im ở biên giới Tây Nam thì đạn lại nổ ở chân trời phía Bắc. Những làng mạc sát gần biên giới Campuchia từ Quảng Tín đến Hà Tiên đã làm mồi cho ngọn lửa bạo tàn của bè lũ Pôn Pốt. Thành phố, làng mạc chạy dọc theo biên giới sáu tỉnh miền Bắc bị đốt cháy, nghiền nát bởi đại bác và xe tăng chẳng khác gì cảnh đổ nát, tang thương của những tháng năm giặc Nguyên, giặc Minh, Thanh sang xâm lược.
Những lúc vận mệnh đất nước lâm vào nguy khẩn ấy thì lại xuất hiện bọn gian tà bán nước cầu vinh như Nguyễn Trãi đã tường trình trong Bình Ngô Đại cáo, hay như cụ Phan Bội Châu đã nhận định:
Song trong nước mỗi người một khác
Vốn cùng nhau xung khắc bất hoà
Những là ta lại hại ta
Cầu thân dị chủng mà xa đồng bào.
Nhưng nếu có số ít người phản bội ấy thì cũng không thiếu triệu triệu tấm lòng đồng thanh kêu gọi:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Tình thương đã tỏ ra thì mọi người đoàn kết lại, lửa căm hờn sôi sục tạo nên sức mạnh thiêu sạch quân thù!
Chúng tacũng cần nhớ đất nước thân yêu ở vào vùng nhỉệt đới, kéo dài gần 2000 cây số theo đường chim bay, là cái bao lơn trông ra Thái Bình Dương, địa thế thuận lợi giao thương nhưng luôn luôn bị đe dọa bởi thiên tai. Truyện cổ Sơn Tinh – Thuỷ Tinh luôn là bài học cảnh giác. Cả ba miền Bắc – Trung – Nam nào cũng hứng chịu bão lụt, nhất là người dân miền Bắc và miền Trung. Miền Trung. Miền Bắc nếu có lưu vực sông Hồng đất đai màu mỡ, miền Nam với vùng châu thổ sông Cửu Long, có đồng ruộng sải cánh cò bay, cá tôm phong phú, vùng duyên hải vừa có đồng ruộng vừa phong phú hải sản thì cũng có lắm vùng như lời thơ Chính Hữu:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Đất nghèo chất dinh dưỡng, bão lụt, hạn hán thường xuyên ập đến, khiến những người dân ở vùng ngập mặn, nhiều phen phải luôn chịu cuộc sống chua – đắng, người dân ở vùng đất cày lên sỏi đá phải dốc hết sức lựa nhưng cái đói vẫn không buông tha. Tổ tiên của chúng ta không quên đồng bào ở những vùng đất ât. Mỗi lần thiên tai ập đến là mỗi lần có lời kêu gọi tha thiết cất lên:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Mưa đá, gió lốc ở Cao Bắc Lạng, bão lụt ở Quảng Nam – Đà Nẵng, nước ngập ở vùng Đồng Tháo – Hậu Giang, và mới đây vùng Phu Yên mất trắng… Và lời kêu gọi vang lên nhắc nhở mọi người đừng quên tinh thần tương trợ.
Bất cứ thời đại nào người Việt dù sống ở nơi đâu, mỗi khi biết đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn thì họ lại nhắc câu hát Bầu ơi… đã có tự bao giờ!