Phần nghị luận văn học : Phân tích, cảm nhận về các nhân vật chị Dậu, Lão hạc

Phần nghị luận văn học : Phân tích, cảm nhận về các nhân vật chị Dậu, Lão hạc

0 bình luận về “Phần nghị luận văn học : Phân tích, cảm nhận về các nhân vật chị Dậu, Lão hạc”

  1. Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

    Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão “đi đời” trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng. 

    Bình luận
  2. *Lão Hạc:

    Qua truyện ngắn “Lão Hạc”, ta có thể thấy là Lão Hạc tuy là một người nông dân nghèo nhưng luôn có phẩm chất đạo đức vô cùng cao đẹp và đáng quý. Khi biết vợ của ông giáo không thích giúp lão thì ông lập tức từ chối mọi sự giúp đỡ và tự lập cho bản thân không phụ thuộc vào ai cả. Cái chết của ông cũng xuất phát từ lòng tự trọng đáng kính, cho dù ông có Nghèo Khổ Đến mấy, túng quẫn đến mấy cũng không nối gót binh tư làm nghề ăn trộm. Ông chết để giải thoát cho chính bản thân, không muốn làm phiền đến hàng xóm xung quanh, đặc biệt là Ông Giáo. Ông không muốn mình là gánh nặng cho con, không muốn tiêu những đồng tiền còn sót vì muốn để dành cho con lập nghiệp, kinh doanh, cưới vợ. Từ những điều trên ta có thể thấy Lão Hạc là người có lòng tự trọng vô cùng lớn, tình yêu thương con vô bờ bến không gì diễn tả được.

    *Chị Dậu:

    Chị Dậu là người yêu thương chồng hết mực. Trước hết, ta có thể thấy chị Dậu vô cùng khổ cực, vất vả khi phải gánh vác tất cả những nợ nần chồng chất do người em chồng đã chết để lại. Chồng chị- Anh Dậu ốm nặng bị trói suốt đêm và ngất xỉu. Chính lúc này cả cái gánh nặng của gia đình đè lên vai chị do không có ai cùng gắng vác. Nhưng dù cho có như thế nào đi chăng nữa thì chị vẫn luôn làm tròn nghĩa vụ của một người mẹ, một người vợ. Chị luôn dành tất cả những tình yêu thương của mình đối với chồng, với các con. Chị luôn bên cạnh chồng, bảo vệ chồng và sẵn sàng đứng lên để chống lại cái ác cho chồng. Qua đó, ta thấy chị Dậu là người có tinh thần phản kháng quyết liệt, tình yêu thương chồng con vô bờ bến. 

    Bình luận

Viết một bình luận