Phân tích 4 câu thơ cuối bài Đọc tiểu thanh kí 30/09/2021 Bởi Ximena Phân tích 4 câu thơ cuối bài Đọc tiểu thanh kí
a. Hai câu luận (5+6) – Hận vì sự bất công, phi lí của cuộc đời, hễ tài hoa là bạc mệnh à hiện tượng phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, trở thành định lệ từ xưa đến nay. – Thiên nan vấn: khó hỏi trời à nỗi bất lực, uất ức, bế tắc của Nguyễn Du trước nỗi oan ấy. – 4 thanh trắc trong 1 câu (cổ, hận, sự, vấn) à tăng thêm nỗi lòng đau đớn, nỗi uất ức, căm hận của tác giả. – Tự xem mình là người cùng một hội với Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã à đồng cảm của người cùng cảnh ngộ ð Tố cáo XHPK tàn bạo. – Xót xa, bi phẫn trước cuộc đời bất công, ngang trái, không trân trọng những người tài hoa, thương người và thương mình. Kết luận: Hai câu luận là niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa b. Hai câu kết Xem thêm: Dẫn chứng về tính khiêm tốn, khiêm nhường – 300 năm lẻ: thời gian dài, mang tính ước lệ. – Câu hỏi lớn: thiên hạ (xã hội) hà nhân (có người nào) khóc cho Tố Như (Nguyễn Du) như Nguyễn Du từng khóc vì Tiểu Thanh hôm nay không? – Cô đơn tột cùng ở hiện tại, nỗi đau thiếu vắng tri âm ở hiện tại, khao khát đồng cảm ở hậu thế, hi vọng mong manh vào tương lai những người tài năng sẽ được trân trọng. – Thể hiện cao nhất nỗi niềm tâm sự u uất, nỗi đau bi kịch của nhà thơ trước cuộc đời Kết luận: Hai câu kết là tiếng lòng khao khát tri âm của Nguyễn Du. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời. chúc bạn học tốt Bình luận
a. Hai câu luận (5+6)
– Hận vì sự bất công, phi lí của cuộc đời, hễ tài hoa là bạc mệnh à hiện tượng phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, trở thành định lệ từ xưa đến nay.
– Thiên nan vấn: khó hỏi trời à nỗi bất lực, uất ức, bế tắc của Nguyễn Du trước nỗi oan ấy.
– 4 thanh trắc trong 1 câu (cổ, hận, sự, vấn) à tăng thêm nỗi lòng đau đớn, nỗi uất ức, căm hận của tác giả.
– Tự xem mình là người cùng một hội với Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã à đồng cảm của người cùng cảnh ngộ ð Tố cáo XHPK tàn bạo.
– Xót xa, bi phẫn trước cuộc đời bất công, ngang trái, không trân trọng những người tài hoa, thương người và thương mình.
Kết luận: Hai câu luận là niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa
b. Hai câu kết
Xem thêm: Dẫn chứng về tính khiêm tốn, khiêm nhường
– 300 năm lẻ: thời gian dài, mang tính ước lệ.
– Câu hỏi lớn: thiên hạ (xã hội) hà nhân (có người nào) khóc cho Tố Như (Nguyễn Du) như Nguyễn Du từng khóc vì Tiểu Thanh hôm nay không?
– Cô đơn tột cùng ở hiện tại, nỗi đau thiếu vắng tri âm ở hiện tại, khao khát đồng cảm ở hậu thế, hi vọng mong manh vào tương lai những người tài năng sẽ được trân trọng.
– Thể hiện cao nhất nỗi niềm tâm sự u uất, nỗi đau bi kịch của nhà thơ trước cuộc đời
Kết luận: Hai câu kết là tiếng lòng khao khát tri âm của Nguyễn Du. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời.
chúc bạn học tốt