Phân tích 4 câu thơ cuối của bài thơ ” Tự Tình” của Hồ Xuân Hương
Giúp vs ạ
0 bình luận về “Phân tích 4 câu thơ cuối của bài thơ ” Tự Tình” của Hồ Xuân Hương
Giúp vs ạ”
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu của người phụ nữ làm thơ và thơ viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.Người phụ nữ cô đơn trong dêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trông báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ – trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với dời, với tình yêuHai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thấy hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn màđã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.
+ Hai câu luận nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng phẫn uất của con người.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
+Các động từ mạnh:“xiên, đâm”kết hợp với những bổ ngữ “ngang, toạc”thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, một tâm trạng khác thường, khác người.
+Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để đâm toạc chân mây.
+Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Bởi vậy, các hình ảnh rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, trời mà hờn oán còn là phản kháng của con người trước những nỗi đau dài dặc.
-Phân tích hai câu kết: Hai câu kết thể hiện tâm trạng chán chường, buồn tủi:
+“Ngán”là chán ngán, ngán ngẩm . Từ“lại”thứ 2 chỉ sự lặp đi lặp lại. Hồ Xuân Hương đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì mùa xuân qua không bao giờ trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
+Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: “mảnh tình san sẻ tí con con”. “Mảnh tình”đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn“tí con con”,nên càng xót xa tội nghiệp.
→ Hai câu kết thể hiện những nỗi lòng sâu kín của người phụ nữ trong xã hội xưa: với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp. Hi vọng câu trả lời này giúp được gì đó.
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu của người phụ nữ làm thơ và thơ viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.Người phụ nữ cô đơn trong dêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trông báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ – trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với dời, với tình yêuHai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thấy hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn màđã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.
– Phân tích hai câu luận:
+ Hai câu luận nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng phẫn uất của con người.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
+Các động từ mạnh: “xiên, đâm” kết hợp với những bổ ngữ “ngang, toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, một tâm trạng khác thường, khác người.
+Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để đâm toạc chân mây.
+Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Bởi vậy, các hình ảnh rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, trời mà hờn oán còn là phản kháng của con người trước những nỗi đau dài dặc.
-Phân tích hai câu kết: Hai câu kết thể hiện tâm trạng chán chường, buồn tủi:
+“Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm . Từ “lại” thứ 2 chỉ sự lặp đi lặp lại. Hồ Xuân Hương đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì mùa xuân qua không bao giờ trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
+Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: “mảnh tình san sẻ tí con con”. “Mảnh tình” đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn “tí con con”, nên càng xót xa tội nghiệp.
→ Hai câu kết thể hiện những nỗi lòng sâu kín của người phụ nữ trong xã hội xưa: với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Hi vọng câu trả lời này giúp được gì đó.