Phân tích bài Những Ngôi Sao Xa Xôi của Lê Minh Khuê. Mai thi giúp em vs
0 bình luận về “Phân tích bài Những Ngôi Sao Xa Xôi của Lê Minh Khuê. Mai thi giúp em vs”
Truyền thuyết kể rằng ngày xưa hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Từ khi thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng ban cho hoa hồng sắc đỏ chói của mặt trời và sắc vàng êm dịu của mặt trăng, hoa mới có nhiều màu sắc rực rỡ. Hoa hồng và phụ nữ! Biểu tượng của cái đẹp, nơi mọi tinh túy của đất trời đồng lòng hội tụ. Viết về vẻ đẹp người phụ nữ, sao tôi cứ ám ảnh mãi với “đóa hoa” thanh khiết nở giữa núi rừng Trường Sơn trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê, mà nổi bật là Phương Định- cô gái thuần túy chất Việt của muôn đời.
“Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, sáng tác năm 1971, là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang bước vào thời kì khốc liệt nhất. Bản thân là một nữ thanh niên xung phong dày dặn trong mưa bom bão đạn, tác giả đã viết truyện ngắn này như một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật nói riêng, của cả một thế hệ thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Phương Định xuất thân là một cô gái Hà Thành chính thống. Bởi vậy, điều đầu tiên cuốn hút ở độc giả chính là nét trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng và đầy mơ mộng như một đóa hàm tiếu giữa núi rừng kháng chiến. Cũng như biết bao chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi để lại sau lưng kỉ niệm đẹp thời cắp sách, Phương Định đã quyết định dấn thân nơi bom đạn với một niềm tin yêu phơi phới. Cô gái trẻ tự tin xếp ngoại hình của mình vào loại “khá”. Đó không phải biểu hiện của tính tự phụ. Thay vào đó là sự tự tin, bản lĩnh, đầy sức sống của một tâm hồn mới lớn. Sở dĩ tôi ví Phương Định như một đóa hoa tươi trẻ là bởi cô có “hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao kiểu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt cô đẹp đến nỗi các đồng nghiệp nam mỗi lần nhìn vào đều ngây ngất mà nhận xét rằng: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm…”. Nét đẹp ấy xét vào thời buổi hôm nay vốn đã rất đáng trân trọng. Lại ở vào cái không khí “Hịch tướng sĩ” thời chống Mỹ khốc liệt xưa, ta càng thêm nâng niu biết nhường nào.
Cô gái trẻ chẳng những “tốt nước sơn” mà còn “tốt gỗ”. Phương Định tiềm ẩn trong mình nét cá tính vô cùng ấn tượng: thích ngắm mình trong gương, thích làm duyên, cũng hay tỏ ra kiêu kì trước những anh lính trẻ. Vẻ đẹp ấy đủ để làm say lòng bao trái tim đến nỗi “không hiểu sao các anh pháo thủ và các anh lính lái xe lại hay hỏi thăm tôi”. Có thể nói, đó là nét tính cách tiêu biểu cho mọi thế hệ hệ thời chống mỹ bấy giờ, ra đi cứu nước và mang theo một tâm hồn lãng mạn hết sức trong ngần. Lại nhớ đến nhân vật Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. Nếu Phương Đinh thích soi gương thì chị Chiến khi ra trận cũng không quên mang theo một chiếc gương. Mạnh mẽ, dũng cảm nhưng cũng vô cùng nữ tính.
Chiến tranh bao giờ cũng khốc liệt tiếng bom. Nhưng chiến tranh trong văn Lê Minh Khuê còn có cả tiếng hát, tiếng hát của Phương Định. Chị thích hát, nghêu ngao suốt cả ngày với những bản nhạc không đầu không cuối. Chính tâm hồn yêu đời đã mang đến cái bình thản cho cô gái trẻ giữa chiến trường đầy ác liệt. Tác giả đã đặt cái lãng mạn, cái hồn nhiên bên trong cái tàn khốc, chết chóc. Tiếng hát át tiếng bom. “Sự sống nảy sinh từ cái chết. Hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ” (Nguyễn Khải). Đó phải chăng là thông điệp ý nghĩa mà nhà văn mang đến cho độc giả?
Mang trong mình vẻ lãng mạn vốn có của tuổi trẻ, Phương Định đã xua tan đi từng giọt “mồ hôi trên trán anh vàng nghệ”, xua đi cái khét lẹt của bom đạn kẻ thù. Ở đây ta thấy luôn nồng lên hơi ấm của tiếng cười, tiếng hát. Và chiến trường vì thế cũng gần với hai chứ “gia đình” hơn bất cứ khi nào.
Lãng mạn là thế nhưng bên cạnh đó, ta còn bắt gặp một Phương Định quả cảm, gan dạ, bất chấp mọi khó khăn, sẵn sàng đối diện với gin khổ và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Theo sát mạch truyện, qua lời kể theo ngôi thứ nhất là nhân vật trung tâm, người đọc như được chứng kiến tận mắt hoàn cảnh sống của Phương Định và những người đồng đội. Họ sống dưới chân một hang cao điểm. Cuộc sống lại vô cùng thiếu thốn nhưng các cô luôn ngày đêm bám sát tuyến đường, đảm bảo tuyệt đối , giữ gìn mạch máu giao thông. Phương Định và đồng đội được giao nhiệm vụ “khi có bom nổ thì chạy lên. đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc vô cùng gần kề với cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm và bản lĩnh cao độ. Với riêng Phương Định và đồng đội, đó đã trở thành công việc thường nhật: “Quên rồi, ngày phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: Ba lần”.
Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng:“Đất bốc khói, không khí chứa đầy sự căng thẳng, máy bay đang ầm ì”, lúc nào cũng phải “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu”, ta mới thấu rõ nỗi khó khăn của thời bom đạn, cũng là tinh thần thép của thời đại bấy giờ. Qua ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lý sắc sảo, nhà văn đã tái hiện thành công nét thông minh gan dạ của người con gái anh hùng. Trước một quả bom chưa nổ“một đầu vùi xuống đất, đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng”, quả bom chưa nổ và cố nhiên, nó có thể nổ bất cứ lúc nào. Kề bên nanh vuốt của cái chết, im lìm và bất ngờ, từng hành động của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn. Cô đã kịp thời chấn tĩnh, từng hành động diễn ra mau lẹ và chính xác.“Lưỡi dao chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt”. Nhà văn thật sắc sảo khi tái hiện cảm nhận đầy mong manh, tinh tế của nhân vật. Tiếng động “sắc đến gai người” ấy phải là cả một quá trình nhập thân vào nhân vật mới có thể miêu tả thật hơn cả đời thực đến vậy.
Mọi nỗ lực dường như đã được đền đáp xứng đáng. Tất cả đã trở về an toàn nhưng cái không khí ghê người trước không khí căng thẳng của bom đạn thì như vẫn còn nguyên trong tâm khảm độc giả. Điều khiến chúng ta xúc động ở chỗ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đang cận kề với cái chết, phẩm chất của những người lính Cụ Hồ càng được tôi luyện vững vàng. Đúng như cái tinh thần “Sát Thát” của thời Trần, cái tinh thần “trên trời có mày, dưới đất có mày, trong rừng chỉ có mình tao, tao cũng bắn được mày” của thời Mỹ (câu nói của Nguyễn Thi), nay lại được gửi gắm cả trong tâm hồn mong manh của một cô gái tưởng như yếu đuối. Họ chính là những bức tượng đài huyền thoại của lịch sử hào hùng dân tộc.
Đoạn văn tả cảnh phá bom có thể nói là đoạn văn xuất sắc nhất của toàn bộ thiên truyện. Lê Minh Khuê đã vận dụng tài tình bút pháp tả thực để tái hiện thành công cái không khí đầy chết chóc của chiến tranh. Đồng thời đó cũng là bài ca ca ngợi tinh thần quả cảm của con người trong cuộc chiến trường kì của dân tộc mà tiêu biểu là người con gái Phương Định mang trong mình khí phách anh hùng thời đại. Cùng với hình ảnh mười nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã dành cho họ những lời ca trân trọng nhất:
“Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời nằm yên trong đất Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói lung linh”.
Truyền thuyết kể rằng ngày xưa hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Từ khi thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng ban cho hoa hồng sắc đỏ chói của mặt trời và sắc vàng êm dịu của mặt trăng, hoa mới có nhiều màu sắc rực rỡ. Hoa hồng và phụ nữ! Biểu tượng của cái đẹp, nơi mọi tinh túy của đất trời đồng lòng hội tụ. Viết về vẻ đẹp người phụ nữ, sao tôi cứ ám ảnh mãi với “đóa hoa” thanh khiết nở giữa núi rừng Trường Sơn trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê, mà nổi bật là Phương Định- cô gái thuần túy chất Việt của muôn đời.
“Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, sáng tác năm 1971, là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang bước vào thời kì khốc liệt nhất. Bản thân là một nữ thanh niên xung phong dày dặn trong mưa bom bão đạn, tác giả đã viết truyện ngắn này như một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật nói riêng, của cả một thế hệ thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Phương Định xuất thân là một cô gái Hà Thành chính thống. Bởi vậy, điều đầu tiên cuốn hút ở độc giả chính là nét trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng và đầy mơ mộng như một đóa hàm tiếu giữa núi rừng kháng chiến. Cũng như biết bao chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi để lại sau lưng kỉ niệm đẹp thời cắp sách, Phương Định đã quyết định dấn thân nơi bom đạn với một niềm tin yêu phơi phới. Cô gái trẻ tự tin xếp ngoại hình của mình vào loại “khá”. Đó không phải biểu hiện của tính tự phụ. Thay vào đó là sự tự tin, bản lĩnh, đầy sức sống của một tâm hồn mới lớn. Sở dĩ tôi ví Phương Định như một đóa hoa tươi trẻ là bởi cô có “hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao kiểu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt cô đẹp đến nỗi các đồng nghiệp nam mỗi lần nhìn vào đều ngây ngất mà nhận xét rằng: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm…”. Nét đẹp ấy xét vào thời buổi hôm nay vốn đã rất đáng trân trọng. Lại ở vào cái không khí “Hịch tướng sĩ” thời chống Mỹ khốc liệt xưa, ta càng thêm nâng niu biết nhường nào.
Cô gái trẻ chẳng những “tốt nước sơn” mà còn “tốt gỗ”. Phương Định tiềm ẩn trong mình nét cá tính vô cùng ấn tượng: thích ngắm mình trong gương, thích làm duyên, cũng hay tỏ ra kiêu kì trước những anh lính trẻ. Vẻ đẹp ấy đủ để làm say lòng bao trái tim đến nỗi “không hiểu sao các anh pháo thủ và các anh lính lái xe lại hay hỏi thăm tôi”. Có thể nói, đó là nét tính cách tiêu biểu cho mọi thế hệ hệ thời chống mỹ bấy giờ, ra đi cứu nước và mang theo một tâm hồn lãng mạn hết sức trong ngần. Lại nhớ đến nhân vật Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. Nếu Phương Đinh thích soi gương thì chị Chiến khi ra trận cũng không quên mang theo một chiếc gương. Mạnh mẽ, dũng cảm nhưng cũng vô cùng nữ tính.
Chiến tranh bao giờ cũng khốc liệt tiếng bom. Nhưng chiến tranh trong văn Lê Minh Khuê còn có cả tiếng hát, tiếng hát của Phương Định. Chị thích hát, nghêu ngao suốt cả ngày với những bản nhạc không đầu không cuối. Chính tâm hồn yêu đời đã mang đến cái bình thản cho cô gái trẻ giữa chiến trường đầy ác liệt. Tác giả đã đặt cái lãng mạn, cái hồn nhiên bên trong cái tàn khốc, chết chóc. Tiếng hát át tiếng bom. “Sự sống nảy sinh từ cái chết. Hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ” (Nguyễn Khải). Đó phải chăng là thông điệp ý nghĩa mà nhà văn mang đến cho độc giả?
Mang trong mình vẻ lãng mạn vốn có của tuổi trẻ, Phương Định đã xua tan đi từng giọt “mồ hôi trên trán anh vàng nghệ”, xua đi cái khét lẹt của bom đạn kẻ thù. Ở đây ta thấy luôn nồng lên hơi ấm của tiếng cười, tiếng hát. Và chiến trường vì thế cũng gần với hai chứ “gia đình” hơn bất cứ khi nào.
Lãng mạn là thế nhưng bên cạnh đó, ta còn bắt gặp một Phương Định quả cảm, gan dạ, bất chấp mọi khó khăn, sẵn sàng đối diện với gin khổ và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Theo sát mạch truyện, qua lời kể theo ngôi thứ nhất là nhân vật trung tâm, người đọc như được chứng kiến tận mắt hoàn cảnh sống của Phương Định và những người đồng đội. Họ sống dưới chân một hang cao điểm. Cuộc sống lại vô cùng thiếu thốn nhưng các cô luôn ngày đêm bám sát tuyến đường, đảm bảo tuyệt đối , giữ gìn mạch máu giao thông. Phương Định và đồng đội được giao nhiệm vụ “khi có bom nổ thì chạy lên. đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc vô cùng gần kề với cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm và bản lĩnh cao độ. Với riêng Phương Định và đồng đội, đó đã trở thành công việc thường nhật: “Quên rồi, ngày phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: Ba lần”.
Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng: “Đất bốc khói, không khí chứa đầy sự căng thẳng, máy bay đang ầm ì”, lúc nào cũng phải “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu”, ta mới thấu rõ nỗi khó khăn của thời bom đạn, cũng là tinh thần thép của thời đại bấy giờ. Qua ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lý sắc sảo, nhà văn đã tái hiện thành công nét thông minh gan dạ của người con gái anh hùng. Trước một quả bom chưa nổ “một đầu vùi xuống đất, đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng”, quả bom chưa nổ và cố nhiên, nó có thể nổ bất cứ lúc nào. Kề bên nanh vuốt của cái chết, im lìm và bất ngờ, từng hành động của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn. Cô đã kịp thời chấn tĩnh, từng hành động diễn ra mau lẹ và chính xác. “Lưỡi dao chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt”. Nhà văn thật sắc sảo khi tái hiện cảm nhận đầy mong manh, tinh tế của nhân vật. Tiếng động “sắc đến gai người” ấy phải là cả một quá trình nhập thân vào nhân vật mới có thể miêu tả thật hơn cả đời thực đến vậy.
Mọi nỗ lực dường như đã được đền đáp xứng đáng. Tất cả đã trở về an toàn nhưng cái không khí ghê người trước không khí căng thẳng của bom đạn thì như vẫn còn nguyên trong tâm khảm độc giả. Điều khiến chúng ta xúc động ở chỗ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đang cận kề với cái chết, phẩm chất của những người lính Cụ Hồ càng được tôi luyện vững vàng. Đúng như cái tinh thần “Sát Thát” của thời Trần, cái tinh thần “trên trời có mày, dưới đất có mày, trong rừng chỉ có mình tao, tao cũng bắn được mày” của thời Mỹ (câu nói của Nguyễn Thi), nay lại được gửi gắm cả trong tâm hồn mong manh của một cô gái tưởng như yếu đuối. Họ chính là những bức tượng đài huyền thoại của lịch sử hào hùng dân tộc.
Đoạn văn tả cảnh phá bom có thể nói là đoạn văn xuất sắc nhất của toàn bộ thiên truyện. Lê Minh Khuê đã vận dụng tài tình bút pháp tả thực để tái hiện thành công cái không khí đầy chết chóc của chiến tranh. Đồng thời đó cũng là bài ca ca ngợi tinh thần quả cảm của con người trong cuộc chiến trường kì của dân tộc mà tiêu biểu là người con gái Phương Định mang trong mình khí phách anh hùng thời đại. Cùng với hình ảnh mười nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã dành cho họ những lời ca trân trọng nhất:
“Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh”.
Cho mik xin hay nhất nhé
Chúc bạn thi tốt