Phân tích bài thơ Ông đồ Cả bài nha <3 Giúp mai ktra rồi hmu hmu

By Margaret

Phân tích bài thơ Ông đồ
Cả bài nha <3 Giúp mai ktra rồi hmu hmu

0 bình luận về “Phân tích bài thơ Ông đồ Cả bài nha <3 Giúp mai ktra rồi hmu hmu”

  1. Vũ Đình Liên (1913-1996) quê ở Hải Dương. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong lớp những nhà thơ mới. Hồn thơ Vũ Đình Liên nổi bật ở lòng thương người và sự hoài niệm hoài cổ. Bài thơ làm nên tên tuổi của ông là bài “Ông đồ”. Bài thơ ra đời gắn liền với những biến chuyển xã hội sâu sắc. Đầu thế kỉ XX nền Hán học và chữ Nho dần mất vị thế quan trọng. Vị thế của nhà Nho, các ông đồ xưa bị giảm sút, họ bị rơi vào quên lãng, vắng bóng. Để rồi tác giả viết lên bài thơ “Ông đồ” với 1 niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận 1 lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

    TÀI LIỆU HAYĐây là cách quan hệ tình dục kéo dài gấp 10 lần. Đọc tại đây!Súc Khỏe Nam GiớiNếu bạn tìm thấy u nhú như thế này, hãy cẩn thận!D-Tox 550Mẹo làm tình lâu và sung gấp10 lần ít người biết. Đàn ông nên xemSức Khỏe Nam GiớiTiết lộ cuộc sống của dàn diễn viên sau phim Quỳnh Búp BêBrainberries

    Bài thơ được làm theo thể thơ ngữ ngôn. Mở đầu bài thơ là những dòng hoài niệm, suy tưởng của tác giả:

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Bên phố đông người qua

    Cấu “mỗi” cho ta thấy hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc mỗi khi tết đến xuân sang. Cùng với màu đỏ của hoa đào, của giấy, màu đen của mực tàu thì hình ảnh ông đồ cũng không thể thiếu trong bức tranh xuân. Dù chỉ chiếm một góc nhỏ bên lề phố, nhưng ông đồ hiện lên là nhân vật trung tâm trong sctranh nhộn nhịp ngày tết.

    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay

    Ông đồ hiện lên là một người tài năng, một nghệ sĩ đang say mê sáng tạo tác phẩm của mình. Cụm từ “bao nhiêu” cho thấy sự đông đúc, nhộn nhịp của mọi người đến thuê viết chữ. Ông chính là trung tâm của sự ngưỡng mộ kính nể. Qua đó, ta cũng thấy được sự tự hào của nhà thơ Vũ Đình Liên về truyền thống tốt đẹp lâu đời của ông cha, dân tộc ta đó là “chơi đối chữ”. Đối lập với khỏ thơ thứ hai, khổ thơ thứ ba vẫn là hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ nhưng mọi thứ đã khác. Không còn “Bao nhiêu người viết thuê” mà giờ đây là cảnh vắng vẻ đến thê lương. Giọng điệu bài thơ trùng xuống bày tỏ nỗi xót xa, luyến tiếc.

    “Nhưng mỗi năm mỗi vắng

    Người thuê nay viết đâu?”

    Câu hỏi tu từ hỏi nhưng không cần câu trả lời để lại suy nghĩ trong lòng người đọc. Thời kì vàng son nay còn đâu? Số người yêu quý và kính trọng chữ nho giờ mỗi năm mỗi vắng. Để rồi một chút hi vọng nhỏ nhoi của ông đồ góp chút tài năng vào mỗi dịp tết đến xuân sang cũng dần tan biến vì cuộc sống mưu sinh. Nỗi buồn tủi đó thấm sang cả những vật vô tri vô giác.

    Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiên sầu

    Giấy đỏ, nghiên mực là đồ vật quen thuộc với ông đồ. Giấy đỏ mỏng manh chỉ cần một chút ẩm ướt là có thể phai màu. Vậy mà giờ đây: “Giấy đỏ buồn không thắm”, không thắm vì lâu nay không được dùng đến, dường như dần bị lãng quên nên phôi phai theo tháng năm. Mực cũng vậy, đx được ông đồ mài từ lâu nhưng không dùng đến, cũng đợi chờ trong vô vọng. Giấy và mực là hai vật vô tri vô giác được tác giả nhân hóa cũng trở nên có cảm xúc và tâm hồn như con người, biết buồn, biết sầu. Nỗi buồn đó không chỉ thấm vào những vật dụng quen thuốc hàng ngày của ông đồ mà thấm cả vào khung cảnh xung quanh. Đìu hiu và xót xa đến lạ.

    Ông đồ vẫn ngồi đó

    Qua đường không ai hay

    Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài giời mưa bụi bay

    Tuy nghề viết chữ không còn được yêu mến nư trước kia những ông đồ vẫn ngồi đó chờ đợi sự cưu mang của người đời. Nhưng không ai để ý đến ông. Hình ảnh lá vàng bay phải chăn là sự tàn phai, tàn lụi của một lớp người, của một phong tục tập quán đẹp đẽ từ của đan tộc Việt Nam đó là chơi câu đối đỏ ngày tết. Hình ảnh ông đồ như chiếc lá vàng rơi cố gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình. “Ngoài trời mưa bụi bay” dẫu chỉ là cơn mưa bụi nhưng cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của một lp người.

    Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoa đào, kết thúc bài thơ cũng là hình ảnh hoa đào, tết đến xuân sang. Cảnh còn đó nhưng người thì đâu? Giờ đây hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn, ông đã bị người đời quên lãng, bỏ rơi ngoài thi sĩ Vũ Đình Liên.

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?

    Hai câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và cảm thông cho thân phận của họ đã bị thời thế khước từ. Và tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn màu sắc nhạt phai, tê tái.

    Bài thơ ngắn gọn những cũng đủ để tác giả đã làm sống dậy trong lòng người niềm thương của sự luyến tiếc không nguôi. Đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên- một con người có lòng thương người, lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.

    Trả lời

Viết một bình luận