Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh ve 1 gioi thieu ve tac gia te hanh 2 dan dat ra bai tho que huong 3 neu van de ngi luan

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh ve
1 gioi thieu ve tac gia te hanh
2 dan dat ra bai tho que huong
3 neu van de ngi luan

0 bình luận về “Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh ve 1 gioi thieu ve tac gia te hanh 2 dan dat ra bai tho que huong 3 neu van de ngi luan”

  1. Đề tài quê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của những nhà văn, nhà thơ. Mỗi người có một nhìn nhận, riêng của mình về quê hương. Nhưng tất cả đều thể hiện tình cảm thiêng liêng sâu sắc, của mình với quê hương. Bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh với lời thơ mộc mạc giản dị, giọng thơ nhẹ nhàng, tinh tế tác giả đã đưa người đọc trở về một vùng quê ven sông với nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ không thể nào quên được. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày sông Hai câu đầu của bài thơ tác giả đã khôn khéo giới thiệu về quê hương của mình với những hình ảnh thân thuộc, gắn liền với quê hương. Qua hai câu thơ cho ta thấy tác giả sống ở vùng ven biển, làm nghề đánh bắt cá. Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Trong hai câu thơ tiếp theo tác giả thể hiện một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp vào buổi sáng khi ánh nắng vừa mới xuyên qua những vòm lá “sớm mai hồng” một cụm từ miêu tả ánh nắng mặt trời vô cùng tinh tế của tác giả. Khi mặt trời vừa ló dạng những người con trai đã cùng nhau bơi thuyền đi đánh cá. Những hình ảnh gần gũi, thể hiện sự thanh bình gió nhẹ sớm mai là những hình ảnh khiến cho người đọc vô cùng thích thú về cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở nơi đây. Hình ảnh con người càng trở nên sinh động khỏe mạnh, khi những chàng trai tuổi đôi mươi đang trong thời kỳ xuân xanh phơi phới, sức vóc tràn trề năng lượng cùng nhau đi ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh làm việc say sưa, thể hiện tinh thần yêu lao động, yêu thiên nhiên của con người. Chiếc thuyền hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giangCánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió Một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, cảnh con người lao động sinh động, miệt mài. Tác giả Tế hanh đã vô cùng khôn khéo khi sử dụng nghệ thuật so sánh để ví cánh buồm trắng như một mảnh hồn làng. Câu thơ có sức gợi cảm trong lòng người đọc vô cùng sâu sắc, là cho người nghe cảm thấy thú vị, hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả. Chiếc thuyền mạnh mẽ giống hệt một con tuấn mã dũng cảm lao lên phía trước chiến thắng mọi khó khăn trở ngại, để đưa con người vượt đại dương bao la.Câu thơ khỏe khoắn, thể hiện khát khao mãnh liệt của con người, ước mơ muốn làm chủ thiên nhiên chinh phục biển cả của con người. Con người luôn muốn làm chủ cuộc đời mình làm chủ số phận được chèo lái những cánh buồm ước mơ đi tới những chân trời mới . Tác giả Tế Hanh đã miêu tả cảnh thiên nhiên và con người hòa vào làm một thể hiện sự hòa hợp trong tâm hồn, thể hiện sự gắn bó không thể tách rời giữa con người nơi đây với biển cả mênh mông. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe vềNhờ ơn giời biển lặng cá đầy gheNhững con cá tươi ngon thân bạc trắng Trong những câu thơ này hình ảnh con người xuất hiện sau một chuyến đi dài trở về với những thuyền đầy tôm cá. Hình ảnh ồn ào, tấp nập thể hiện không khí tươi vui, náo nức của những người ngư dân khi trở lại đất liền. Biển lặng cá đầy ghe, thể hiện sự bội thu của những người ngư dân trong chuyến ra khơi lần này. Những công sức nỗ lực của họ đã được trời đất và biển cả đền đáp xứng đáng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắngCả thân hình nồng thở vị xa xăm Hai câu thơ này thể hiện sự tinh tế trong quan sát của tác giả Tế Hanh khi nhìn những người ngư dân quanh năm bám biển làn da ngăm đen vì nắng gió nhưng lại vô cùng cường tráng khỏe mạnh. Họ yêu biển, yêu nghề chài lưới. Họ là những người dân sinh ra và lớn lên ở vùng đất thân thương này, mọi thứ của họ đều gắn liền với biển nên trong hơi thở cũng chứa vị mặn mòi của biển. Biển như người mẹ hiền bao la, cho con người nơi đây nguồn thực phẩm dồi dào, cho con người sự sống. Nên dù có đi đâu về đâu thì những người con vùng biển cũng không thể nào quên được mảnh đất thân yêu của mình, nơi được gọi bằng hai từ thân thương vô cùng thiêng liêng “Quê hương” Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá. Trong khổ thơ cuối này tác giả đã thể hiện tình cảm nghẹn ngào xúc động từ trái tim của mình khi nhớ về quê hương, nơi gắn bó với tuổi thơ lam lũ, nơi có những người thân thương nhất cuộc đời. Nơi có những kỷ niệm mà suốt cuộc đời không thể nào quênBài thơ “Quê hương” thể hiện tình cảm dạt dào của tác giả Tế Hanh dành cho quê hương của mình. Bằng những từ ngữ giản dị tác giả đã phác họa lên một bức tranh thiên nhiên và con người vùng ven biển vô cùng thân thuộc, gần gũi nhưng cũng gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc

    Bình luận

Viết một bình luận