Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh ve 1 gioi thieu ve tac gia te hanh 2 dan dat ra bai tho que huong 3 neu van de ngi luan

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh ve
1 gioi thieu ve tac gia te hanh
2 dan dat ra bai tho que huong
3 neu van de ngi luan

0 bình luận về “Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh ve 1 gioi thieu ve tac gia te hanh 2 dan dat ra bai tho que huong 3 neu van de ngi luan”

  1. Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Bài thơ mở ra bằng hai câu thơ có ý nghĩa khái quát nhưng nội dung không chỉ có ý thuyết minh hạn hẹp: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày sông”Một cách nói thật bình dị mà dễ đi vào lòng người biết mấy: “làng tôi ở” và qua đó ông giới thiệu về nghề nghiệp của người dân quê ông: nghề chài lưới. Đó là một cách rất tự nhiên của một người con xa quê kể cho chúng ta về làng chài quê mình, làng chài ấy nghe thật giản dị, bình thườn như bao làng chài khác nhưng toát lên một không khí chỉ là quê hương của riêng tác giả, không lẫn vào đâu. Và làng chài ấy như một cái cù lao giữa biển, chỉ cách biển “nửa ngày sông”. Và cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng này cũng theo nếp đó mà hình thành: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”Đúng là mọt câu thơ có nhạc, có họa. Đẹp vô ngần với màu sắc của bức tranh vùng trời vùng biển giữa một sớm mai hồng với gió nhẹ, trời xanh như có sức thanh lọc và nâng bổng tâm hồn. Cũng đẹp vô ngần là nhạc điệu, tiết tấu. Bằng nhịp 3/2/2, câu thơ như mặt biển dập dềnh, con thuyền ra khơi nhịp nhàng với những cơn sóng chao đi lượn xuống, như một sự nâng đỡ, vỗ về. Không dùng kích thước để đếm đo, thay vào đó là một tấm lòng đưa tiễn, dịu ngọt, thân thương, trìu mến. Tuy nhiên hình ảnh trung tâm vẫn là hình ảnh con thuyền. Con thuyền với nhà thơ, với những trai tráng khỏe mạnh, con thuyền mang khuôn mặt họ, sức sống niềm vui của họ. Sự hồ hởi trong phút lên đường của con thuyền trên mặt biển được so sánh với con tuấn mã vượt đường xa là một liên tưởng độc đáo. Con thuyền vì thế mang một vẻ đẹp riêng, sức sống riêng. Dân trai tráng trên con thuyền ấy vốn bình thường cũng trở thành những tao nhân, tráng sĩ. Cánh buồm trên con thuyền ấy, trong một phút xuất thần đã được đặc tả, được linh diệu hóa rất hay: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…”Thiêng liêng biết bao, sâu nặng biết bao, nó như những “mảnh hồn làng”, nghĩa là một thứ hồn vía quê hương thân thuộc đến bâng khuâng. Các động từ tình thái trong hệ thống ấy là chủ động, một sự chủ động hào hùng thể hiện khả năng sức mạnh, “thâu góp gió” đầy chất lãng mạn, thi nhân. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhỏ nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình. Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lại được miêu tả thực đến từng chi tiết. “Ngày hôm sau ồn ào trên bên đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe vềNhờ ơn trời biển lặng cá đầy gheNhững con cá tươi ngon thân bạc trắng”Sau một ngày lăn lội trên biển thì cuối cùng những đoàn thuyền đã nối đuôi nhau kéo về bến. Những người dân làng hồ hởi cùng nhau ra đón những đoàn tàu trở về thắng lợi. Họ tạ ơn trời đất đã ủng hộ nên chuyến ra khơi mới được xuôn sẻ như thế. Những người dân biển hơn ai hết hiểu được sự nguy hiểm khi ra biển. Có thể những chuyến ra biển sẽ gặp những cơn bão tố dữ dội khiến họ khó mà quay trở lại đất liền bình yên được. Chỉ có những người dân bám biển lâu năm họ mới thấu nỗi vất vả của người dân làng chài. Tác giả cũng là một người con của làng chài nên tác giả cũng phần nào thấu hiểu được sự cực nhọc đó. Vì thế trong giọng điệu của từng câu thơ ta ta thấy tác giả cũng cảm thấy nhẹ nhõm khi mà đoàn thuyền đánh cá đã trở về bình yên đầy ắp những con cá tươi ngon. Sau chuyến ra khơi vất vả là cảnh làng chài đi vào nghỉ ngơi. “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắngCả thân hình nồng thở vị xa xămChiếc tuyền im bến mới trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”Với lối tả thực, thân hình người làng chài hiện ra vơi “làn da ngăm rám nắng” tiếp sau đó là “thân hình nồng thở vị xa xăm”chỉ với hai câu thơ tác giả đã miêu tả tầm vóc và linh hồn của người dân chài biển. Đó là những sinh thể được tách ra từ biển, mang vị mặn mòi của biển mang theo cả những hương vị của biển, họ chính là những đứa con của biên khơi. Hình thể và sức vóc đó chỉ có những người dân chài mới có được. Hai câu thơ tiếp theo dùng để nói những con thuyền đang neo đậu trên bến đỗ. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyên nằm im mà còn thấy sự mệt mỏi của nó. Đây là một hình ảnh sáng tạo trong bài thơ. Cũng như dân chài thì con thuyền có vị mặn của biển và sau một chuyến ra khơi dài thì nó cũng thấm dần cái mệt. Có lẽ chất mặn mòi kia đã thấm sâu vào trong từng hơi thở của nhà thơ bởi thế mà ta thấy những thứ tinh tế tài hoa trong cách hành văn của nhà thơ. Bởi thế mà nhà thơ cũng nhớ nó thương nó đên tột cùng và ông đã dành những câu thơ cuối cùng để dành cho nỗi nhớ đó: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh cá bạc chiếc thuyền vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”Trong nỗi niềm “tưởng nhớ” ấy, dường như chỉ cần nhắm mắt lại là cảnh và người lại hiển hiện rõ mồn một. Bởi nó đã nhập tâm, nhập vào kí ức của thi nhân thời bé dại ấu thơ. Nó sẽ còn là hành trang đi suốt cuộc đời. Cảnh và người ấy hiện ra bằng màu sắc và bằng đường nét y như thật, y như đương diễn ra. Bởi màu nước xanh, bởi màu cá bạc, cả chiếc buồm vôi nữa chỉ ở quê biển nhà thơ mới như thế. Sau này, trời nước xanh Quảng Trị, nhà thơ vẫn một cái nhìn biến lạ thành quen: “Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị – Tận chân trời mây núi có chia đâu”.  Bài thơ đã kết thúc, nhưng bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh và người vùng biển, nhất là tình của nhà thơ với quê hương vẫn đầy dư vị, ngân nga. Tình cảm ấy như chất muối thấm đẫm trong những câu thơ, cả giọng thơ bồi hồi tuy ngôn ngữ vô cùng bình dị. Những vần thơ đơn giản và sâu lắng đó đi vào tâm hồn nghe như chính bản thân nó vậy. Tế Hanh là nhà thơ của quê hương sông nước và trong bài thơ này quê hương chỉ thu gọn về một làng chài lưới của riêng ông. Đọc những vần thơ của Tế Hanh ta có cảm giác được trở về trong cái yên bình cái bay bổng mà chân thực sâu lắng đến lạ thường. 

    có sai sót gì mong bn bỏ qua.

    Bình luận
  2.    Nhà thơ tế hanh là 1 trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học việt nam .Tế hanh quê ở quảng ngãi ông được mệnh danh là nhà thơ quê hương ,vì ông có nhiều bài thơ hay viết về quê hương.Ông có trong phong trào thơ mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết . Ông được biết đến nhiều với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thường tha thiết quê hương miền nam và niềm tự hào khát khao tổ quốc được thống nhất . Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng hcm về văn học nghệ thuật . Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời của nhà thơ tế hanh mà bì thơ quê hương  là sử mở đầu ông viết về qh bằng cảm  xúc đậm đà chân chất và dành cho mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình 1 tình yêu qh tha thiết sâu nặng, bài thơ quê hương được sáng tác năm 1938 khi tác giả tròn 17 tuổi , khi ông đang theo hok ở huế . Bài thơ qh mộc mạc  tự nhiên nhưng rất sâu sắc và tấm thía , bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành . Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu , chọn lọc ngôn ngữ tụ nhiên , trong sáng . những biện pháp nghệ thuật so sánh ,ví von ,kết hợp hài hòa khi cho bài thơ là bức tranh phong cảnh tuyệt vời được vẽ lên 1 tình yêu tha thiết mà tế hanh dành  trọn cho quê hương .Có thể coi bài thơ này như 1 cung đàn dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với qh xứ sở , nơi đây là mảnh đất tâm hồn trong trẻo nhất , đằm thắm như dành cho nơi chôn rau cắt rốn 

    Bình luận

Viết một bình luận