0 bình luận về “phân tích bài thơ tiểu đội xe không kính”
Bài làm
Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông lôi cuốn người đọc không phải bằng ngôn từ hoa lệ, trau chuốt mà bằng sự mạnh mẽ, bằng hiện thực cuộc sống. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tiêu biểu cho phong cách sáng tác độc đáo đó. Hình ảnh người lính hiện lên đậm nét qua ngòi bút sắc sảo của Phạm Tiến Duật. Cuộc kháng chiến chống Mỹ tàn khốc, ác liệt đã khiến nhân dân phải rơi vào cảnh lầm than, đât nước điêu đứng. Những người chiến sỹ vượt qua gian lao để làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh những anh bộ đội cụ hồ được đặc tả chân thực, sâu sắc qua những vần thơ của Phạm Tiến Duật.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng một lời khẳng định chắc nịch:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá nhưng tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Tác giả đưa ra một lý do hiển nhiên , đủ sức thuyết phục cho việc chiếc xe không có kính. Hai từ “không” được đặt trong một câu thơ đã khẳng định rằng đó là sự thật hiển nhiên, bọn Mỹ độc ác đã trút bao nhiêu hận thù xuống mảnh đất đây đau thương này. Những lời thơ của tác giả gần gũi với lời ăn tiếng nói của mỗi người nên rất dễ hiểu, dễ thấm. Sang đến câu thơ thứ ba, hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ hiện lên với phong thái hiên ngang, oai phong:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng
Với biện pháp đảo trật tự cú pháp, tính từ “ung dung” được đặt ở đầu câu đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái xe đầy kiêu hãnh, có thể làm chủ được chiến trường mà không hề nao núng. Đại từ “ta” vừa là chính mình, vừa mang ý nghĩa đại diện cho nhiều người, cho một quốc gia luôn trong tâm thế sẵn sang đánh địch. Đây là một thủ pháp nghệ thuật đầy ẩn ý của chính tác giả. Trước mắt người chiến sỹ là trời đất bao la, rộng lớn, phải tiến về phía trước thì mới có thể giành được chiến thắng. Từ “nhìn” ở câu thơ tiếp theo được lặp lại 3 lần như khẳng định sự kiên trì, vững vàng và tập trung cao độ cho trận chiến.
Xem thêm Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Hai câu thơ này đã có sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế, nhạy cảm. Từ “nhìn” không còn giữ nguyên nghĩa gốc nữa mà đã chuyển sang ý nghĩa khác. Lúc này không những nhìn thấy đường, thấy trời đất, mà thấy cả “gió vào xoa mắt đắng”, “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Có lẽ trong lòng người chiến sỹ đang có một ý chí quyết tâm cao độ nên mới cảm nhận được sự tinh tế cũng như nhận ra những hiểm nguy phía trước, vẫn cố gắng kiên cường để vượt qua. Một không gian bao la, rộng lớn như bao trùm lên phía trước.
Hiện thực chiến tranh không còn khốc liệt, đan xen vào đó là sự hóm hỉnh, vui tươi của những người lính cách mạng. Các anh đã lien tưởng đến một không gian lãng mạn, vui tươi giữa cảnh bom đạn khốc liệt. Những ngôi sao trên trời cao và những cánh chim chao liệng ở phía ngoài kia khiến người lính cách mạng cứ ngỡ như đang “sa”, đang “ùa” vào buồng lái.
Đến đoạn thơ sau tác giả đã diễn tả được sự khốc liệt của chiến tranh:
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
Hiện thực chiến tranh khốc liệt, tàn khốc được vẽ lên qua ngòi bút chân thực của tác giả. Với ngôn ngữ giản di, gần gũi với đời sống của con người. Một từ “ừ” khiến cho câu thơ trở nên nhẹ tênh, không một chút do dự hay vướng bận. Một từ “ừ” khiến cho tâm trạng của những người lính trở nên nhẹ nhõm hơn. Sự khốc liệt của chiến tranh và thiên nhiên khiến không làm chùn bước, ý chí của những người lính cách mạng.
Xem thêm Phân tích bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh
Điệp từ “chưa cần” càng khẳng định tâm thế hiên ngang, bất cần đời của anh bộ đội cụ hồ. Nhưng chính điều này đã làm nên phong cách “ngông”, phong thái ung dung cần phải có trong cuộc kháng chiến đầy ác liệt như thế này.
Và trong cuộc chiến tranh gian lao, thử thách như thế này tình cảm đồng chí, đồng đội luôn được đề cao và khẳng định:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua của kính vỡ rồi
Hình ảnh thơ thật đẹp, thật đáng ngưỡng mộ. Vượt qua bao nhiêu bom đạn, thử thách những chiếc xe từ trăm mọi ngả đường đã về một nơi tụ hội, để kể cho nhau nghe những trận chiến đã vượt qua. Hình ảnh “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” thực sự khiến người đọc ứa nước mắt, vì nó thật đẹp và cao cả.
Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa những người đồng đội dường như khiến cho cuộc chiến tranh bớt tàn khốc, bớt ảm đạm hơn. Dù trong mọi hoàn cảnh thì tình cảm luôn có thể chiến thắng tất cả. Nó là sức mạnh tạo nên sự đoàn kết, niềm tin chiến thắng.
Có lẽ đoạn thơ cuối là đoạn thơ đẹp nhất, ấn tượng nhất:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Một lần nữa Phạm Tiến Duật khẳng định sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng hơn hết vẫn là ý chí, là niềm tin và sự nỗ lực vì miền Nam phía trước. Hình ảnh “trái tim” ở cuối bài thơ như mở ra một không gian nghệ thuât thật nên thơ, trữ tình.
Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vừa kiên cường, vừa hiên ngang. Đó là một hình ảnh đẹp xuyên suốt cả bài thơ.
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”(Tố Hữu),Phạm Tiến Duậtcó giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng.
“Bài thơ về tiểu đội không kính” (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó.Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió – hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ.
Xưa nay, hình ảnh xe cộ trong chiến tranh đi vào thơ ca thường được mỹ lệ hoá, tượng trưng ước lệ chứ không được miêu tả cụ thể, thực tế đến trần trụi như cách tả của Phạm Tiến Duật.
Với bút pháp hiện thực như bút pháp miêu tả “anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp” của Chính Hữu trong bài Đồng chí (1948), Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, giải thích về “những chiếc xe không kính” thật đơn giản, tự nhiên mà chỉ khiPhân tích bài thơ về tiểu đội xe không kínhta mới thấy được:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng : không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước. Hìmh ảnh những chiếc xe không kính không hiếm trong chiến tranh chống Mỹ trên đường Trường Sơn lửa đạn nhưng phải là một chiến sĩ, một nghệ sĩ tâm hồn nhạy cảm, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu cùng những người lính lái xe thì nhà thơ mới phát hiện được chất thơ của hình ảnh ấy để đưa vào thơ ca một cách sáng tạo, nghệ thuật.
Bài làm
Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông lôi cuốn người đọc không phải bằng ngôn từ hoa lệ, trau chuốt mà bằng sự mạnh mẽ, bằng hiện thực cuộc sống. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tiêu biểu cho phong cách sáng tác độc đáo đó. Hình ảnh người lính hiện lên đậm nét qua ngòi bút sắc sảo của Phạm Tiến Duật. Cuộc kháng chiến chống Mỹ tàn khốc, ác liệt đã khiến nhân dân phải rơi vào cảnh lầm than, đât nước điêu đứng. Những người chiến sỹ vượt qua gian lao để làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh những anh bộ đội cụ hồ được đặc tả chân thực, sâu sắc qua những vần thơ của Phạm Tiến Duật.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng một lời khẳng định chắc nịch:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá nhưng tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Tác giả đưa ra một lý do hiển nhiên , đủ sức thuyết phục cho việc chiếc xe không có kính. Hai từ “không” được đặt trong một câu thơ đã khẳng định rằng đó là sự thật hiển nhiên, bọn Mỹ độc ác đã trút bao nhiêu hận thù xuống mảnh đất đây đau thương này. Những lời thơ của tác giả gần gũi với lời ăn tiếng nói của mỗi người nên rất dễ hiểu, dễ thấm. Sang đến câu thơ thứ ba, hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ hiện lên với phong thái hiên ngang, oai phong:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng
Với biện pháp đảo trật tự cú pháp, tính từ “ung dung” được đặt ở đầu câu đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái xe đầy kiêu hãnh, có thể làm chủ được chiến trường mà không hề nao núng. Đại từ “ta” vừa là chính mình, vừa mang ý nghĩa đại diện cho nhiều người, cho một quốc gia luôn trong tâm thế sẵn sang đánh địch. Đây là một thủ pháp nghệ thuật đầy ẩn ý của chính tác giả. Trước mắt người chiến sỹ là trời đất bao la, rộng lớn, phải tiến về phía trước thì mới có thể giành được chiến thắng. Từ “nhìn” ở câu thơ tiếp theo được lặp lại 3 lần như khẳng định sự kiên trì, vững vàng và tập trung cao độ cho trận chiến.
Xem thêm Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Hai câu thơ này đã có sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế, nhạy cảm. Từ “nhìn” không còn giữ nguyên nghĩa gốc nữa mà đã chuyển sang ý nghĩa khác. Lúc này không những nhìn thấy đường, thấy trời đất, mà thấy cả “gió vào xoa mắt đắng”, “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Có lẽ trong lòng người chiến sỹ đang có một ý chí quyết tâm cao độ nên mới cảm nhận được sự tinh tế cũng như nhận ra những hiểm nguy phía trước, vẫn cố gắng kiên cường để vượt qua. Một không gian bao la, rộng lớn như bao trùm lên phía trước.
Hiện thực chiến tranh không còn khốc liệt, đan xen vào đó là sự hóm hỉnh, vui tươi của những người lính cách mạng. Các anh đã lien tưởng đến một không gian lãng mạn, vui tươi giữa cảnh bom đạn khốc liệt. Những ngôi sao trên trời cao và những cánh chim chao liệng ở phía ngoài kia khiến người lính cách mạng cứ ngỡ như đang “sa”, đang “ùa” vào buồng lái.
Đến đoạn thơ sau tác giả đã diễn tả được sự khốc liệt của chiến tranh:
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
Hiện thực chiến tranh khốc liệt, tàn khốc được vẽ lên qua ngòi bút chân thực của tác giả. Với ngôn ngữ giản di, gần gũi với đời sống của con người. Một từ “ừ” khiến cho câu thơ trở nên nhẹ tênh, không một chút do dự hay vướng bận. Một từ “ừ” khiến cho tâm trạng của những người lính trở nên nhẹ nhõm hơn. Sự khốc liệt của chiến tranh và thiên nhiên khiến không làm chùn bước, ý chí của những người lính cách mạng.
Xem thêm Phân tích bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh
Điệp từ “chưa cần” càng khẳng định tâm thế hiên ngang, bất cần đời của anh bộ đội cụ hồ. Nhưng chính điều này đã làm nên phong cách “ngông”, phong thái ung dung cần phải có trong cuộc kháng chiến đầy ác liệt như thế này.
Và trong cuộc chiến tranh gian lao, thử thách như thế này tình cảm đồng chí, đồng đội luôn được đề cao và khẳng định:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua của kính vỡ rồi
Hình ảnh thơ thật đẹp, thật đáng ngưỡng mộ. Vượt qua bao nhiêu bom đạn, thử thách những chiếc xe từ trăm mọi ngả đường đã về một nơi tụ hội, để kể cho nhau nghe những trận chiến đã vượt qua. Hình ảnh “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” thực sự khiến người đọc ứa nước mắt, vì nó thật đẹp và cao cả.
Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa những người đồng đội dường như khiến cho cuộc chiến tranh bớt tàn khốc, bớt ảm đạm hơn. Dù trong mọi hoàn cảnh thì tình cảm luôn có thể chiến thắng tất cả. Nó là sức mạnh tạo nên sự đoàn kết, niềm tin chiến thắng.
Có lẽ đoạn thơ cuối là đoạn thơ đẹp nhất, ấn tượng nhất:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Một lần nữa Phạm Tiến Duật khẳng định sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng hơn hết vẫn là ý chí, là niềm tin và sự nỗ lực vì miền Nam phía trước. Hình ảnh “trái tim” ở cuối bài thơ như mở ra một không gian nghệ thuât thật nên thơ, trữ tình.
Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vừa kiên cường, vừa hiên ngang. Đó là một hình ảnh đẹp xuyên suốt cả bài thơ.
xin hay nhất cho nhóm :3
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng.
“Bài thơ về tiểu đội không kính” (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó.Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió – hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ.
Xưa nay, hình ảnh xe cộ trong chiến tranh đi vào thơ ca thường được mỹ lệ hoá, tượng trưng ước lệ chứ không được miêu tả cụ thể, thực tế đến trần trụi như cách tả của Phạm Tiến Duật.
Với bút pháp hiện thực như bút pháp miêu tả “anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp” của Chính Hữu trong bài Đồng chí (1948), Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, giải thích về “những chiếc xe không kính” thật đơn giản, tự nhiên mà chỉ khi Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính ta mới thấy được:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng : không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước. Hìmh ảnh những chiếc xe không kính không hiếm trong chiến tranh chống Mỹ trên đường Trường Sơn lửa đạn nhưng phải là một chiến sĩ, một nghệ sĩ tâm hồn nhạy cảm, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu cùng những người lính lái xe thì nhà thơ mới phát hiện được chất thơ của hình ảnh ấy để đưa vào thơ ca một cách sáng tạo, nghệ thuật.