phân tích biểu hiện cho thấy nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Em làm gì để bảo tồn và phát huy nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc
giải dùm mình cần gấp tối nay lúc 11h giúp dùm mình
phân tích biểu hiện cho thấy nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Em làm gì để bảo tồn và phát huy nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc
giải dùm mình cần gấp tối nay lúc 11h giúp dùm mình
Mục tiêu xuyên suốt của chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Cùng với đó là phải giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng NTM. Thực hiện tốt 2 tiêu chí về văn hóa trong bộ tiêu chí xây dựng NTM đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Triển khai các hoạt động bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tỉnh hướng tới mục tiêu: Bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hoá dân tộc, truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS); tăng cường xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở vùng đồng bào các DTTS; bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, khai thác các giá trị văn hoá của đồng bào DTTS ở Quảng Ninh. Đồng thời, xây dựng hệ thống các công trình văn hoá, trong đó ưu tiên hỗ trợ xây dựng tại các thôn, làng, bản.
Huyện Ba Chẽ là địa phương miền núi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, nên các giá trị văn hóa truyền thống ở đây luôn được thể hiện rõ nét, mang đậm dấu ấn của địa phương. Cùng chung tay gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó, hội phụ nữ huyện là một trong những đơn vị đang làm rất tốt công tác này, thông qua nhiều hoạt động tích cực đã mang lại hiệu quảChị Vũ Thị Hoài, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ba Chẽ cho biết: Hội phụ nữ huyện đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ, người dân trên địa bàn về những nét văn hóa đặc sắc riêng có của địa phương. Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ đó, nhiều chị em phụ nữ có cơ hội truyền nghề cho thế hệ sau về các trò chơi dân gian, nghề thêu thổ cẩm, các món ăn truyền thống… Trong các lễ hội của địa phương như lễ hội đình Làng Dạ, lễ hội Lồng Tồng, Miếu Ông – Miếu Bà, Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh được tổ chức hàng năm, hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện đều tích cực tham gia, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu các trò chơi dân gian.
Nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc Tày, huyện Bình Liêu đã nghiên cứu thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày tại bản Đồng Thanh, xã Hoành Mô. Hiện Đồng Thanh là bản có tỷ lệ dân tộc Tày chiếm tới 92,5%. Đặc biệt, nơi cư trú của dân tộc Tày tại đây chính là hệ thống nhà cổ. Bản hiện có gần 20 căn nhà đất lợp ngói âm dương truyền thống, trong đó có 6 ngôi nhà cổ có tuổi thọ gần trăm năm tuổi còn khá nguyên vẹn..Để từng bước lưu giữ lại những nét đặc sắc văn hóa của người Tày ở Đồng Thanh, huyện đã tập trung bảo tồn cả bản với tổng diện tích 291,5ha, trong đó vùng lõi bảo tồn khoảng 71ha; đặc biệt là bảo tồn 8 căn nhà còn giữ được các nét văn hóa kiến trúc của người Tày và không gian tín ngưỡng thờ cúng. Đồng thời, bảo tồn các công cụ lao động sản xuất và sinh hoạt, trang phục truyền thống, ẩm thực dân tộc, nghệ thuật dân gian…
Trong giai đoạn 2018-2019, huyện xây dựng hoàn thiện hạ tầng trung tâm hoạt động văn hóa – thể thao, tổ chức sự kiện phục vụ các hoạt động văn hóa, vui chơi thể thao cho người dân cũng như du khách đến tham quan. Năm nay, huyện cũng phấn đấu xây dựng bản Đồng Thanh thành bản văn hóa – du lịch đặc trưng kiểu mẫu, bản NTM chất lượng cao. Và triển khai thí điểm trùng tu, nâng cấp một số căn nhà cổ để làm homestay; quy hoạch và tổ chức trồng hoa, tạo cảnh quan du lịch; hình thành các điểm, tuyến du lịch.
Có thể thấy rằng, làm tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống góp phần tạo nên tính bền vững của các giá trị văn hóa, tạo nên bản sắc riêng cho mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh.