phân tích bức tranh chiều tàn ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
0 bình luận về “phân tích bức tranh chiều tàn ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam”
Thạch Lam – người nghệ sĩ của tâm hồn ấy, không dừng lại ở khắc họạ bóng tối. Bóng tối đã đáng sợ nhưng cuộc sống quẩn quanh ở góc phố còn đáng sợ hơn. Họ ở đây chỉ toàn những người nghèo. Đó là gia đình chị em Liên ở do túng quẫn mà phải về phố huyện. Đó là bà cụ Thi hơi điên; là gia đình bác Xẩm; là gánh hàng chị Tý; là quán phở của bác Siêu… Những mảnh đời nghèo khó nơi phố huyện tụ họp lại không đủ để làm nên cuộc sống ồn ào. Cả một sự tẻ nhạt đến kinh khủng hiện ra. Chỉ qua một chi tiết nhỏ: Chị em Liên không ngoái lại cũng biết tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi, nhìn đốm sáng xanh lúc ẩn lúc hiện đằng xa cũng biết là gánh phở của bác Siêu. Dường như bao năm, bao tháng rồi họ chỉ một công việc lặp đi lặp lại đó. Một công việc nhàm chán, tẻ nhạt như chính cuộc đời họ. Nhưng sự việc ấy làm cho cuộc sống của họ thêm tù túng, ngột ngạt, không có lối thoát, không biết đi đâu. Đối với họ, tương lai dường như không có mà chỉ có thực tại u buồn, quẫn bách. Trước mắt họ, tương lai đã khép kín cánh cửa. Họ không hy vọng điều gì, không ngóng đợi ai. Hiện tại chỉ là những nghèo khó, cơ cực, tù túng cùng những công việc nhàm chán. Bức tranh ấy xoay lên nỗi đau trong tâm hồn độc giả, bật lên thành những tiếng kêu uất ức mà không có lời giải đáp.
Tất cả những hành động, sự việc và cuộc đời con người ở phố huyện nghèo đều lặp lại và nhàm chán. Duy chỉ có con tàu tuy vẫn lặp lại nhưng không nhàm chán. Con tàu là hiện thân của ước vọng, của tương lai đối với mọi người. Ho tìm kiếm với con tàu, chờ đợi nó không phải chỉ để buôn bán mà còn đón chờ một cái gì lạ lẫm đối với cuộc sống chung quanh vốn đã đơn điệu. Con tàu đó với tiếng máy gầm phá tan bầu không khí vốn u uất nặng nề, với ánh sáng chói lọi, rực rỡ xé toang màn đêm bao phủ rồi lại rơi vào tối tăm như cũ. Với chị em Liên, con tàu còn là hiện thân của quá khứ huy hoàng với cuộc sống sung túc ở Hà Nội, là chút gì mới mẻ ở hiện tại và cả niềm mơ ước ở tương lai. Hình ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm bớt sự bế tắc tù túng của cuộc sống để lại ước mơ – một ước mơ hết sức tội nghiệp cho mỗi con người…
Nếu như nhà văn thuộc Tự Lực Văn Đoàn đã xa rời thực tại, thi vị hoá cuộc sống thì Thạch Lam lại gắn chặt với ngòi bút với đời sống, dù ông là thành viên chủ chốt của văn đàn ấy. Nếu đồng nghiệp của ông ca ngợi tình yêu khi say đắm, khi đau đớn, lúc xô bờ (Hồn bướm mơ tiên, trăng sáng, tình tuyệt vọng… ) thì Thạch Lam lại đến với tình người. Văn chương Thạch Lam lay động đến cõi sâu thẳm của tâm hồn con người và thức tỉnh họ bằng những nỗi đau. Với phong cách vừa lãng mạn, vừa hiện thực, ngòi bút Thạch Lam thực sự xuất sắc khi viết về cuộc sống con người nghèo khổ, cùng nỗi đau âm thầm, nhẹ nhàng nhưng khi gấp sách lại ta không sao quên được. Không phải là những nụ cười đến thắt ruột, cười ra nước mắt của Nguyễn Công Hoan, không phải là cái xót xa đến tận xương tuỷ như Nam Cao nhưng những trang văn nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng của Thạch Lam đã lột tả hết cuộc sống phố huyện và cũng là cuộc sống của xã hội Việt Nam tù túng, ngột ngạt đương thời, đem đến cho người đọc những tình cảm thương xót đầy tính nhân bản.
Dù chưa mạnh mẽ và nhất quán ở hành động như một số nhà văn giàu tính cách mạng, nhưng với quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn: Văn chương không phải là một cách để thoát ly hay lãng quên, mà trái lại, văn chương “phải thực sự là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực”, là tiếng kêu thương thoát ra từ những kiếp lầm than, khổ cực, Thạch Lam đã khác xa với những nhà văn lãng mạn cùng thời và bức phù điêu quý giá ấy của ông nơiHai đứa trẻsẽ còn mãi xúc động đối với người đọc.
– Thạch Lam là một gương mặt đặc biệt của Tự lực văn đoàn, một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945. Văn Thạch Lam dành nhiều tiếng nói yêu thương cho những con người nghèo khổ, là sự giao thoa giữa hiện thực và lãng mạn.
– Truyện ngắn Hai đứa trẻ in ở tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938 tiêu biểu cho khuynh hướng nghệ thuật của Thạch Lam. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn giàu chất thơ dường như không có cốt truyện, thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn trước cuộc sống của những con người nghèo khổ, trân trọng những hi vọng, ước mơ dẫu rất mong manh của họ.
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Bức tranh chiều tàn ở phố huyện nghèo.
2. Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
a. Cảnh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn
– Hình ảnh, màu sắc, đường nét: bầu trời “đỏ rực như lửa cháy”, đám mây ánh hồng “như hòn than sắp tàn”, dãy tre làng đen lại,…
– Âm thanh: những âm thanh quen thuộc, nhỏ dần, từ xa vọng lại gợi sự heo hút, vắng lặng: tiếng trống thu không báo hiệu trời sắp tối từng tiếng một vang ra thưa thớt, chậm rãi, buồn bã; tiếng ếch nhái văng vẳng kêu ran ngoài đồng ruộng. Tiếng muỗi vo ve – tả âm thanh gần, gợi sự cái tăm tối, tù đọng. Tiếng chõng nan cót két gợi sự tàn tạ. -> Bức tranh có nhiều âm thanh nhưng không âm thanh nào sôi động, ồn ào, náo nhiệt mà càng nhấn mạnh vào sự vắng lặng, buồn tẻ, tịch mịch, tàn lụi trong cuộc sống của những người dân nghèo quanh phố huyện.
⇒ Bức họa đồng quê quen thuộc, bình dị, đẹp nhưng đượm buồn được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ, những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi,…
b. Cảnh đời sống con người
– Những ánh sáng đèn của các nhà nơi phố huyện: “đèn treo trong nhà bác phở Mĩ”, “đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu”, “đèn dây sáng xanh trong hiệu khách”… -> Phố huyện nhiều đèn nhưng không cái nào toả ánh sáng thực rạng rỡ mà chỉ “leo lét”, “sáng xanh” – thứ ánh sáng yếu ớt – chi tiết nghệ thuật đặc sắc tô đậm cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, lay lắt của những người dân của phố huyện.
– Cảnh chợ tàn được khắc họa qua hình ảnh, âm thanh: “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.”; qua mùi vị: “một mùi âm ẩm bốc lên,… lẫn với mùi cát bụi quen thuộc…”. Cái mùi âm ẩm ấy là một thứ mùi rất riêng, rất đặc trưng, gợi cảm nhận về cuộc sống nghèo nàn, tù đọng của của những người dân nơi phố huyện.
– Hình ảnh “mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại.” -> Chi tiết tô đậm sự nghèo khổ, cơ cực của những kiếp người tàn nơi phố huyện.
-> Thạch Lam đã dựng lại một cách chân thực cuộc sống tăm tối, tù đọng, quẩn quanh, bế tắc của những người dân nơi phố huyện nơi chiều tàn.
3. Nghệ thuật thể hiện
– Ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, hài hòa yếu tố hiện thực và lãng mạn.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nắm bắt tinh tế những rung cảm trong tâm hồn nhân vật.
– Ngôn ngữ kể và tả nhẹ nhàng, giàu tính biểu cảm.
– Hình ảnh, chi tiết chọn lọc, gợi nhiều ấn tượng.
– Lời văn nhẹ nhàng, bình dị, tràn đầy cảm xúc, giàu hình ảnh, nhạc điệu, là một thứ thơ bằng văn xuôi.
– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: liệt kê, so sánh, nổi bật là thủ pháp lấy sáng tả tối, lấy âm thanh tả sự tĩnh lặng
Thạch Lam – người nghệ sĩ của tâm hồn ấy, không dừng lại ở khắc họạ bóng tối. Bóng tối đã đáng sợ nhưng cuộc sống quẩn quanh ở góc phố còn đáng sợ hơn. Họ ở đây chỉ toàn những người nghèo. Đó là gia đình chị em Liên ở do túng quẫn mà phải về phố huyện. Đó là bà cụ Thi hơi điên; là gia đình bác Xẩm; là gánh hàng chị Tý; là quán phở của bác Siêu… Những mảnh đời nghèo khó nơi phố huyện tụ họp lại không đủ để làm nên cuộc sống ồn ào. Cả một sự tẻ nhạt đến kinh khủng hiện ra. Chỉ qua một chi tiết nhỏ: Chị em Liên không ngoái lại cũng biết tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi, nhìn đốm sáng xanh lúc ẩn lúc hiện đằng xa cũng biết là gánh phở của bác Siêu. Dường như bao năm, bao tháng rồi họ chỉ một công việc lặp đi lặp lại đó. Một công việc nhàm chán, tẻ nhạt như chính cuộc đời họ. Nhưng sự việc ấy làm cho cuộc sống của họ thêm tù túng, ngột ngạt, không có lối thoát, không biết đi đâu. Đối với họ, tương lai dường như không có mà chỉ có thực tại u buồn, quẫn bách. Trước mắt họ, tương lai đã khép kín cánh cửa. Họ không hy vọng điều gì, không ngóng đợi ai. Hiện tại chỉ là những nghèo khó, cơ cực, tù túng cùng những công việc nhàm chán. Bức tranh ấy xoay lên nỗi đau trong tâm hồn độc giả, bật lên thành những tiếng kêu uất ức mà không có lời giải đáp.
Tất cả những hành động, sự việc và cuộc đời con người ở phố huyện nghèo đều lặp lại và nhàm chán. Duy chỉ có con tàu tuy vẫn lặp lại nhưng không nhàm chán. Con tàu là hiện thân của ước vọng, của tương lai đối với mọi người. Ho tìm kiếm với con tàu, chờ đợi nó không phải chỉ để buôn bán mà còn đón chờ một cái gì lạ lẫm đối với cuộc sống chung quanh vốn đã đơn điệu. Con tàu đó với tiếng máy gầm phá tan bầu không khí vốn u uất nặng nề, với ánh sáng chói lọi, rực rỡ xé toang màn đêm bao phủ rồi lại rơi vào tối tăm như cũ. Với chị em Liên, con tàu còn là hiện thân của quá khứ huy hoàng với cuộc sống sung túc ở Hà Nội, là chút gì mới mẻ ở hiện tại và cả niềm mơ ước ở tương lai. Hình ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm bớt sự bế tắc tù túng của cuộc sống để lại ước mơ – một ước mơ hết sức tội nghiệp cho mỗi con người…
Nếu như nhà văn thuộc Tự Lực Văn Đoàn đã xa rời thực tại, thi vị hoá cuộc sống thì Thạch Lam lại gắn chặt với ngòi bút với đời sống, dù ông là thành viên chủ chốt của văn đàn ấy. Nếu đồng nghiệp của ông ca ngợi tình yêu khi say đắm, khi đau đớn, lúc xô bờ (Hồn bướm mơ tiên, trăng sáng, tình tuyệt vọng… ) thì Thạch Lam lại đến với tình người. Văn chương Thạch Lam lay động đến cõi sâu thẳm của tâm hồn con người và thức tỉnh họ bằng những nỗi đau. Với phong cách vừa lãng mạn, vừa hiện thực, ngòi bút Thạch Lam thực sự xuất sắc khi viết về cuộc sống con người nghèo khổ, cùng nỗi đau âm thầm, nhẹ nhàng nhưng khi gấp sách lại ta không sao quên được. Không phải là những nụ cười đến thắt ruột, cười ra nước mắt của Nguyễn Công Hoan, không phải là cái xót xa đến tận xương tuỷ như Nam Cao nhưng những trang văn nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng của Thạch Lam đã lột tả hết cuộc sống phố huyện và cũng là cuộc sống của xã hội Việt Nam tù túng, ngột ngạt đương thời, đem đến cho người đọc những tình cảm thương xót đầy tính nhân bản.
Dù chưa mạnh mẽ và nhất quán ở hành động như một số nhà văn giàu tính cách mạng, nhưng với quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn: Văn chương không phải là một cách để thoát ly hay lãng quên, mà trái lại, văn chương “phải thực sự là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực”, là tiếng kêu thương thoát ra từ những kiếp lầm than, khổ cực, Thạch Lam đã khác xa với những nhà văn lãng mạn cùng thời và bức phù điêu quý giá ấy của ông nơi Hai đứa trẻ sẽ còn mãi xúc động đối với người đọc.
1. Khái quát chung: Giới thiệu vài nét tiêu biểu về:
– Thạch Lam là một gương mặt đặc biệt của Tự lực văn đoàn, một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945. Văn Thạch Lam dành nhiều tiếng nói yêu thương cho những con người nghèo khổ, là sự giao thoa giữa hiện thực và lãng mạn.
– Truyện ngắn Hai đứa trẻ in ở tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938 tiêu biểu cho khuynh hướng nghệ thuật của Thạch Lam. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn giàu chất thơ dường như không có cốt truyện, thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn trước cuộc sống của những con người nghèo khổ, trân trọng những hi vọng, ước mơ dẫu rất mong manh của họ.
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Bức tranh chiều tàn ở phố huyện nghèo.
2. Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
a. Cảnh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn
– Hình ảnh, màu sắc, đường nét: bầu trời “đỏ rực như lửa cháy”, đám mây ánh hồng “như hòn than sắp tàn”, dãy tre làng đen lại,…
– Âm thanh: những âm thanh quen thuộc, nhỏ dần, từ xa vọng lại gợi sự heo hút, vắng lặng: tiếng trống thu không báo hiệu trời sắp tối từng tiếng một vang ra thưa thớt, chậm rãi, buồn bã; tiếng ếch nhái văng vẳng kêu ran ngoài đồng ruộng. Tiếng muỗi vo ve – tả âm thanh gần, gợi sự cái tăm tối, tù đọng. Tiếng chõng nan cót két gợi sự tàn tạ. -> Bức tranh có nhiều âm thanh nhưng không âm thanh nào sôi động, ồn ào, náo nhiệt mà càng nhấn mạnh vào sự vắng lặng, buồn tẻ, tịch mịch, tàn lụi trong cuộc sống của những người dân nghèo quanh phố huyện.
⇒ Bức họa đồng quê quen thuộc, bình dị, đẹp nhưng đượm buồn được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ, những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi,…
b. Cảnh đời sống con người
– Những ánh sáng đèn của các nhà nơi phố huyện: “đèn treo trong nhà bác phở Mĩ”, “đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu”, “đèn dây sáng xanh trong hiệu khách”… -> Phố huyện nhiều đèn nhưng không cái nào toả ánh sáng thực rạng rỡ mà chỉ “leo lét”, “sáng xanh” – thứ ánh sáng yếu ớt – chi tiết nghệ thuật đặc sắc tô đậm cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, lay lắt của những người dân của phố huyện.
– Cảnh chợ tàn được khắc họa qua hình ảnh, âm thanh: “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.”; qua mùi vị: “một mùi âm ẩm bốc lên,… lẫn với mùi cát bụi quen thuộc…”. Cái mùi âm ẩm ấy là một thứ mùi rất riêng, rất đặc trưng, gợi cảm nhận về cuộc sống
nghèo nàn, tù đọng của của những người dân nơi phố huyện.
– Hình ảnh “mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại.” -> Chi tiết tô đậm sự nghèo khổ, cơ cực của những kiếp người tàn nơi phố huyện.
-> Thạch Lam đã dựng lại một cách chân thực cuộc sống tăm tối, tù đọng, quẩn quanh, bế tắc của những người dân nơi phố huyện nơi chiều tàn.
3. Nghệ thuật thể hiện
– Ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, hài hòa yếu tố hiện thực và lãng mạn.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nắm bắt tinh tế những rung cảm trong tâm hồn nhân vật.
– Ngôn ngữ kể và tả nhẹ nhàng, giàu tính biểu cảm.
– Hình ảnh, chi tiết chọn lọc, gợi nhiều ấn tượng.
– Lời văn nhẹ nhàng, bình dị, tràn đầy cảm xúc, giàu hình ảnh, nhạc điệu, là một thứ thơ bằng văn xuôi.
– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: liệt kê, so sánh, nổi bật là thủ pháp lấy sáng tả tối, lấy âm thanh tả sự tĩnh lặng