PHÂn tích cảnh cho chữ của huấn cao trong chữ ngườu tự tù

By Amara

PHÂn tích cảnh cho chữ của huấn cao trong chữ ngườu tự tù

0 bình luận về “PHÂn tích cảnh cho chữ của huấn cao trong chữ ngườu tự tù”

  1. I/ Mở bài : 

    Giới thiệu tác giả tác phẩm : Nguyễn Tuân là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ, ông luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.

    -Truyện ngắn “Chữ người tử tù”  lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” , in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được chọn đưa vào tập truyện “Vang bóng một thời” , 1940

    II/ Thân bài :

    1. Cảnh tượng cho chữ 

    -Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục diễn ra trong không gian, thời gian “chưa từng có” 

    +Không gian: vào một đêm tối đặc biệt, đêm cuối cùng Huấn Cao ở trại giam tỉnh Sơn vì “ngày mai, tinh mơ, sẽ có người đến giải tù đi”, “về kinh chịu án tử hình”

    -Diễn biến cảnh cho chữ:

    +Tặng thư pháp: Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng ung dung tô đạm nét chữ trên tấm lụa bạch trắng tinh như một người nghệ sĩ đầy bản lĩnh đang sáng tạo ra cái đẹp trong tư thế hoàn toàn tự do, tự chủ trong khi viên quản ngục và thầy thơ lại “khúm múm”, “run run”…

    +Huấn Cao khuyên quản ngục thay đổi chốn ở trước khi thưởng thức cái đẹp…

    -Nhận xét: Quả là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Như vậy, cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương lại được tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.

    2.Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

    -Quan hệ, địa vị người cho chữ và người nhận chữ:

    +Người cho chữ: Huấn Cao – người nghệ sĩ tài hoa, say mê “dậm tô nét chữ” không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” và chỉ sáng tinh mơ ngày mai đã bị giải và kinh chịu án tử hình. Tử tù trở thành nghệ sĩ – anh hùng mang vẻ đẹp uy nghi, lẫm liệt.

    +Người nhận chữ: viên quản ngục trong tư thế “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”; thầy thơ lại “gầy gò, thì run run bưng chậu mực”

    -Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn:

    +Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan.

    +Ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân.

    +Như vậy, giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Nhân cách Huấn Cao được tỏa sáng trong đêm đen của xã hội ngục tù.

    -Chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc qua cảnh cho chữ:

    +Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác…

    +Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng, qua đó bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

    3.Bàn (đánh giá) 

    – ND:Cảnh cho chữ xuất hiện ở cuối tác phẩm

    $\to$ Đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, nghĩa là cảnh tượng kì lạ, khác thường, được xây dựng qua bút pháp tả cảnh, tả người đạt đến mức điêu luyện của ngòi bút tài hoa Nguyễn Tuân, thủ pháp tương phản được sử dụng thành công…

    -Nghệ thuật :

    +Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.

    +Ngôn từ vừa sắc sảo góc cạnh, vừa trang trọng, cổ kính, sống động như có hồn, có nhịp điệu riêng giàu giá trị tạo hình, giàu sức truyền cảm…

    $\to$ Tạo tình huống thử thách cho nhân vật tỏa sáng tài năng và thiên lương trong sáng.

    * Em đã rút ra điều gì lý thú từ luận điểm trên.*

    +Cái đẹp, sự thiên lương luôn chiến thắng cái ác…

    +Nghệ thuật và sự thiên lương luôn bất tử.

    III/ Kết bài : 

    – Khẳng định lại vấn đề :Vẻ đẹp của Huấn Cao trong cảnh tượng cho chữ thể hiện sự thống nhất của tài hoa , khí phách và thiên lương. Mặt khác cũng trong đêm hôm nay những con chữ vuông vắn ra đời chứng tỏ bằng tài năng của mình Huấn Cao đã để lại cho đời bức di ngôn bất tử . 

    – Suy nghĩ về vai trò vị trí của tác giả, tác phẩm :Quả thật Nguyễn Tuân thật tài hoa khi sáng tạo được một tình huống truyện thể hiện hết vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao.

    Trả lời
  2. Nguyễn Tuân là tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn bậc thầy, một con người có nhân cách văn hóa mẫu mực suốt một đời “đi tìm cái đẹp, cái thật” trong văn chương. Nhà văn duy mỹ ấy ông say đắm, ngợi ca và tôn thờ cái đẹp. Điều đó được ông thể hiện tài tình qua cảnh cho chữ nơi cửa ngục của người tử tù Huấn Cao và viên quan coi ngục. Đây được coi là đoạn văn quan trọng nhất hội tụ được giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm, đồng thời tô đậm thêm vẻ đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục với bút pháp tương phản và lí tưởng hóa cái đẹp.

    Đoạn văn tả cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm, là đỉnh cao của tình huống truyện éo le. Người tử tù Huấn Cao bị bắt giam nơi cửa ngục vì tội làm phản chống lại triều đình, viên quan coi ngục là người có nhiệm vụ trông coi phạm nhân nhưng cũng là một người say mê cái đẹp, khao khát có được chữ của ông Huấn. Biết được tấm lòng biệt nhỡn liên tài và tấm chân tình của viên quan coi ngục Huấn Cao đã đồng ý cho chữ. Với nghệ thuật tương phản rõ rệt cảnh cho chữ đã tháo cởi nút thắt của tình huống truyện, để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

    Trước tiên, sự tương phản về vị trí giữa người cho và người nhận. Người cho chữ ở đây là tên tử tù sắp phải chịu án chém đầu, tên tội phạm nguy hiểm “có tài bẻ khóa và vượt ngục” và kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình . Kẻ xin chữ là viên quan coi ngục người đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình ấy. Xét về địa vị xã hội họ là hai người đối nghịch nhau nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỉ cùng ham mê, say đắm cái đẹp. Một người có tài viết chữ đẹp, người kia lại suốt một đời ngưỡng mộ tài năng ấy. Chính điều đó đã làm cho địa vị trí trong xã hội bị xóa nhòa để làm nổi bật lên sự đồng điệu của hai tâm hồn. Xét về một bình diện khác Huấn Cao là một người tù bị gông cùm xiềng xích và giam giữ về nhân thân nhưng tự do về nhân cách còn người kia tự do về nhân thân nhưng nhân cách lại bị cầm tù.

    Thứ hai, tương phản giữa thời gian và không gian cho chữ. Thời gian ở đây là đêm cuối cùng của một đời người anh hùng ở trong khoảnh khắc đếm từng cánh bởi ngày mai ông cùng các bạn của mình sẽ bị áp giải vào kinh lĩnh án hành hình. Không gian cũng thật đối lập bởi thông thường cái đẹp phải được sáng tạo ở nơi trong sạch, nghệ thuật thư pháp thú vui tao nhã và thanh tao phải được thực hiện giữa thanh thiên bạch nhật trong thư phòng sang trọng ngào ngạt của mùi hương trầm lan tỏa, có ánh đèn lung linh huyền ảo. Nhưng cảnh cho chữ trong tác phẩm trái lại hoàn toàn được Nguyễn Tuân đánh giá là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi nó diễn ra ở một nơi là buồng giam của tử tù, nơi tăm tối và “chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” dưới “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”, ánh sáng trắng của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn đã xóa tan đi bóng tối và mùi mực thơm thanh khiết áp đảo mùi hôi bẩn thỉu đó là sự thắng thế của cái đẹp với cái phàm tục dơ bẩn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân tốn công sức, giấy mực để miêu tả không gian nơi đây tất cả chi tiết đều có dụng ý nghệ thuật. Nhà văn tả cái bẩn thỉu để làm nổi bật lên giá trị của cái đẹp. Thế là không còn cái nhà ngục nào tồn tại với mùi ẩm mốc, mạng nhện… chỉ còn cái mùi của thiên lương thuần khiết, thanh cao hiện hữu.

    Thứ ba, tương phản về vị thế và tâm tế của người cho và kẻ xin chữ. Người cho chữ là “Một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván” Huấn Cao lúc này không còn là một tên tử tù sắp bị tử hình mà là một người nghệ sĩ tài ba sáng tạo ra cái đẹp, nhà tù phong kiến giam giữ được thân hình ông nhưng không trói nổi nhân cách, tâm hồn ông. Đối lập với tư thế ung dung, tự do tự tại của người tử tù là sự “khúm núm” của viên quan coi ngục và “run run” của thầy thơ lại những con người đại diện cho quyền uy lại khép nép đến thế. Cái “khúm núm” của quan coi ngục không phải là cái cúi đầu hèn hạ mà trái lại rất đáng trân trọng. Ông cúi đầu thành kính trước cái đẹp đó là một điều nên làm ở trong đời. Vị thế và tâm thế bị đảo ngược hoàn toàn. Người có quyền lại không có uy, người tử tù lại giữ trong tay quyền sát quyền sinh, người đáng lẽ phải giáo dục, giáo hóa tội phạm thì nay lại được tội phạm giáo dục lại. Đây không còn là một cảnh cho chữ bình thường mà là cảnh giáo hóa thiêng liêng về nhân cách làm người của người cho và người nhận chữ thông qua đoạn cuối là khi Huấn Cao cho viên quan coi ngục lời khuyên vô giá. Bởi theo ông “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

    Nguyễn Tuân với tài năng nghệ thuật tương phản với bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen, sự sắc sảo điêu luyện của ngòi bút đã khắc họa con người và cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ gây ấn tượng sâu sắc. Giọng văn chậm rãi, từng câu từng chữ như thước phim quay chậm cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” làm nổi bật lên nhân cách của con người hiện thân cho cái đẹp.

    Trả lời

Viết một bình luận