phân tích cảnh cho chữ trong văn bản chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để thấy được cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa tưng có với kết bài (có nhận thức,

phân tích cảnh cho chữ trong văn bản chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để thấy được cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa tưng có với kết bài (có nhận thức, giáo dục, hướng đến điều tốt đẹp )

0 bình luận về “phân tích cảnh cho chữ trong văn bản chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để thấy được cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa tưng có với kết bài (có nhận thức,”

  1. I, MB: Vang bóng một thời là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng. Nó đã khẳng định một phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và độc đáo của nhà văn lớn này. Chữ người tử tù là một trong số 11 truyện ngắn rút từ Vang bóng một thời, nó đã để lại cho ta nhiều dư vị văn chương. Nhắc đến tác phẩm không thể không bỏ qua cảnh cho chữ – cảnh xưa nay chưa tưng có. 

    II, TB

    1, Giới thiệu chung

    a,  Tập truyện:“Vang bóng một thời”:

    – Gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. Nhân vật chính là những nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”. Mỗi truyện đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã , phong lưu của những nhà nho tài hoa, lỡ vận. => Qua tập truyện này, nhà văn thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng; bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

    b. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” a. Xuất xứ: Trích trong “Vang bóng một thời”, tập truyện ngắn tiêu biểu và xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân trước CMT8 1945.Tác phẩm Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng. 

    2, Phân tích 

    – Cảnh cho chữ và xin chữ diễn ra nơi buồng giam tối tăm chật hẹp.

    – Đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, bởi vì:

    + Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp…(tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián)

    ->Cái đẹp được sản sinh ngay trong lòng cái xấu, cái cao cả lại tỏa sáng ở nơi cái ác đang ngự trị.

    + Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ là một kẻ tử tù, người xin chữ là viên quản ngục.

    + Trật tự kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: Từ nhân trở thành người ban phát cái đẹp; còn ngục quan thì khúm núm vái lạy tù nhân. -> Cái đẹp luôn chiến thắng cái xấu xa, cái thiện luôn chiến thắng cái ác…

    Những tương phản trong cảnh cho chữ được thể hiện đầy ấn tượng. Kẻ xin chữ là ngục quan, người đang giữ “phép nước”. Người cho chữ lại là một tử tù sắp bước lên đoạn đầu đài. Kẻ làm nghề “nhem nhuốc” lại thích chơi chữ- một sở thích vốn cao quý. Người “đi làm giặc” lại có tài viết chữ rất nhanh và đẹp, lừng danh trong thiên hạ. Trong quan hệ xã hội, Huấn Cao và quản ngục là đối địch; nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ. Một cuộc hội ngộ ít thấy trên đời. Về thời gian, cảnh cho chữ không diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà lại diễn ra giữa đêm khuya bí mật, lúc trại giam tỉnh Sơn “chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”. Về không gian, nơi Huấn Cao viết bức châm tặng quản ngục lại là phòng giam tử tù: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Tương phản với cái tối tăm hôi hối ấy là “ánh sáng đỏ rực” của một bó đuốc tẩm dầu, là màu trắng tinh của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ căng phẳng trên mảnh ván, là mùi thơm của chậu mực bốc lên. Thơ lại gầy gò run run bưng chậu mực. Ngục quan khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang tô dậm nét chữ rất ung dung tài hoa. Hình ảnh tử tù thở dài, đỡ ngục quan đứng dậy, đĩnh đạc và chân tình khuyên quản ngục tìm về quê nhà mà ở đã, rồi hãy tính đến chuyện chơi chữ, để giữ lấy thiên lương cho lành vững. Hình ảnh ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt ứa ra là đỉnh điểm của cảnh cho chữ. Những tương phản này mang một ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc. Nghệ sĩ có thể bị hãm hại, nhưng cái đẹp do nghệ sĩ tạo ra mãi mãi bất tử trong lòng người.Huấn Cao cho đến chết vẫn bất khuất hiên ngang, vẫn nêu cao thiên lương trong sáng. 

    3, Đánh giá chung

    -ND

    -NT

    III, KB: Khẳng định lại ý nghĩa 

    Bình luận

Viết một bình luận