Phân tích cặp từ sóng đôi ” anh tôi ” tạo nên tình đồng chí trong bài Đồng Chí của Chính Hữu . mong trl nhiệt tình
0 bình luận về “Phân tích cặp từ sóng đôi ” anh tôi ” tạo nên tình đồng chí trong bài Đồng Chí của Chính Hữu . mong trl nhiệt tình”
Khi làm bài thơĐồng chí, Chính Hữu từng bộc bạch: “Tôi làm bài thơ Đồng Chí, đó là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội”. Bài thơ là kết quả của những kỉ trải nghiệm thực tế và cảm xúc sâu sắc mạnh mẽ, thiết tha của nhà thơ với đồng chí, đồng đội của mình trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.
Có những tình cảm thật đẹp trong kháng chiến, nó không chỉ là tình thân gia đình, tình yêu mà còn là tình đồng chí. Đó là tình cảm của những người có xuất thân giống nhau, ngày đêm cùng nhau chiến đấu:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Hai câu đầu với cấu trúc sóng đôi cùng cách xưng hô “anh – tôi” thân mật gần gũi đã thể hiện sự tương đồng về hoàn cảnh của những người lính. Có lẽ cả hai nhân vật “anh” và “tôi” đều là những người nông dân quen cầm cuốc ra đồng vất vả khó nhọc và quê hương các anh đều là những vùng quê nghèo khó. Người ở vùng chiêm trũng, “nước mặn đồng chua”, người thì ở nơi khô cằn toàn “sỏi đá” khó có thể trồng trọt. Những khi họ theo tiếng gọi của tổ quốc, khoác súng lên vai, họ thành người lính dũng cảm, kiên cường, họ từ những người không quen mặt biết tên mà trở thành “đồng chí”:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Sự gặp gỡ tình cờ như một mối duyên hình thành bởi lí tưởng cao đẹp, mục đích bảo vệ tổ quốc của hai người lính. Họ cùng chung hoàn cảnh, lí tưởng và cả nhiệm vụ chiến đấu: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. Hai hình ảnh “súng” và “đầu” là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cao đẹp. “Súng” tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” tượng trưng cho lí tưởng. Trong câu thơ ấy, hình ảnh sóng đôi được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh thứ tình cảm thiêng liêng gắn bó trong chiến đấu gian khổ của những người đồng chí. Từ việc thể hiện tình cảm giữa những người lính trong nhiệm vụ quan trọng, tác giả đã thể hiện thứ tình cảm gắn bó thân thiết qua cuộc sống sinh hoạt, nhỏ nhặt: “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Đây là một hình ảnh thật trong cuộc sống gian lao của những người lính, họ phải chịu đói, chịu rét. Nhất là những cơn sốt rét ở núi rừng Việt Bắc, họ là người biết rõ nhất. Nhưng trong những khó khăn ấy tình đồng chí nảy nở sinh sôi và gắn kết với nhau một cách bền chặt từ những người “xa lạ” trở thành “tri kỉ”. Những câu thơ hết sức giản dị chân thành được đúc kết từ trải nghiệm thời chiến loạn đã tái hiện lại không gian và thời gian mang những người lính lại gần nhau hơn. Họ là “đồng chí” một từ rất thiêng liêng. Từ “đồng chí” được tách riêng thành một câu thơ kết hợp với dấu chấm cảm tạo sự hàm súc cho câu thơ. Những người lính có xuất thân như nhau, cùng chung lí tưởng bảo vệ tổ quốc đã trở thành “tri kỉ” trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến thế, trở thành một khối gắn bó mật thiết.
Những người lính từ quen biết mà trở thành “tri kỉ” bởi họ thấu hiểu hoàn cảnh tâm tư và nỗi lòng của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Họ, những người nông dân, những chiến sĩ đã hy sinh tình cảm riêng tư để ra đi vì tổ quốc, vì đất nước. Chôn sâu trong lòng những trăn trở, những băn khoăn day dứt với quê hương xóm làng. Đối với chúng ta thì nhà, ruộng vườn của cải đóng vai trò rất quan trọng nhưng những người lính lại có một quan niệm khác biệt: “ruộng nương” thì gửi “bạn thân cày”, “gian nhà không” thì kệ “gió lung lay”. “Anh” lên đường ra mặt trận để lại sau lưng tất cả mọi thứ cả vật chất lẫn tình thương. Trong câu thơ có từ “mặc kệ” tưởng chừng những người lính vô tâm không nghĩ nhưng thật ra đó là sự dứt khoát và quyết tâm mạnh mẽ đang đè nén những thứ tình cảm cá nhân của những chàng trai có lí tưởng, có mục đích lớn lao. Dù sự dứt khoát quyết tâm có mạnh mẽ đến đâu thì trong sâu thẳm những chiến sĩ vẫn còn nặng lòng với quê hương, với xóm nước: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay ngược lại “người ra lính” đang nhớ quê hương. Hình ảnh nhân hóa kết hợp hoán dụ “giếng nước”, “gốc đa” hiện lên rất đỗi thân thuộc gần gũi đã góp phần thể hiện tình yêu với quê hương đất nước của những người chiến sĩ. Đó quả là sự hy sinh quá lớn lao, nó cần được thấu hiểu và sẻ chia, dường như nỗi lòng của “anh” cũng là tâm sự bấy lâu của “tôi”. Anh và tôi cũng nhau dốc bầu tâm sự để vơi nỗi lòng. Chính tình yêu quê hương, nỗi nhớ làng xóm thân thuộc đã tiếp thêm một nguồn sức mạnh cho tình đồng chí.
Không chỉ là thấu hiểu mà những người lính còn đồng cam khổ, vượt qua gian nan:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá, chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Những người lính trải qua bao khó khăn gian khổ, không ai chưa từng trải qua cảm giác bị sốt rét ở núi rừng Việt Bắc sâu thẳm, càng đắp thêm chăn càng lạnh, lại không có đầy đủ thuốc men y tế. Và thường xuyên trong cảnh thiếu thốn manh áo vào tiết trời đông lạnh giá “áo rách vai”. Vào cái thời kháng chiến mà những anh vệ quốc quân còn được gọi là “vệ Nâu” “vệ túm”, nhưng chính họ lại là người kiên cường chiến đấu trên mọi mặt trận để bảo vệ tổ quốc khỏi giặc ngoại xâm.
Trong hoàn cảnh đầy khó khăn như vậy nhưng những người lính vẫn luôn lạc quan, với niềm tin tưởng, vẫn luôn nở nụ cười “miệng cười buốt giá” như mang đến hơi ấm của tình người, tình đồng chí. Họ cười họ nắm lấy tay nhau cùng nhau cố gắng: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Những cái nắm tay là sự kết nối bền chặt giữa những cơ thể, trái tim và cảm xúc. Họ truyền cho nhau sự ấm áp và ý chí quật cường, cùng nhau tiến về phía trước, tiến đến nơi bom đạn, khói lửa giăng mịt mù.
Kết thúc bài thơ, tác giả mở ra một bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Trong cảnh đêm khuya thanh vắng của núi rừng sâu hút, những màn sương lạnh lẽo giăng đầy cỏ cây, hoa lá, vương trên áo của người lính, các anh đứng cạnh bên nhau, lặng lẽ chờ địch, không một tiếng nói nhưng bên trong đó là sự đoàn kết, đồng lòng, cùng nhau chủ động làm nhiệm vụ không màng nguy hiểm, bất chấp sự khắc nhiệt của thời tiết. Nhưng ba câu thơ với hình ảnh đối lập giữa sự khắc nghiệt và nên thơ bởi có ánh trăng trong câu thơ: “đầu súng trăng treo”. Câu thơ như điểm nhấn làm sáng cả bài thơ. Động từ “treo” giữa hai chủ thể “đầu súng” và “trăng” đã tạo ra mối quan hệ giữa mặt đất và bầu trời gợi cho độc giả những liên tưởng thú vị. “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, chiến đầu” còn “trăng” biểu tượng cho ánh sáng, cái đẹp của trần thế, Như vậy hai hình ảnh hư và thực hài hòa tạo ra một vẻ đẹp trong chiến đấu: đó là tình đồng chí. Dường như cái đẹp trong đêm núi rừng tạo cho họ động lực chiến đấu.
Bài thơĐồng chícủa Chính Hữu với chủ đề về tình đồng chí được triển khai xuyên suốt tác phẩm, đồng thời cũng làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Với lối thơ hàm súc, tác giả để lại những cảm xúc khó phai trong lòng người đọc.
Khi làm bài thơ Đồng chí, Chính Hữu từng bộc bạch: “Tôi làm bài thơ Đồng Chí, đó là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội”. Bài thơ là kết quả của những kỉ trải nghiệm thực tế và cảm xúc sâu sắc mạnh mẽ, thiết tha của nhà thơ với đồng chí, đồng đội của mình trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.
Có những tình cảm thật đẹp trong kháng chiến, nó không chỉ là tình thân gia đình, tình yêu mà còn là tình đồng chí. Đó là tình cảm của những người có xuất thân giống nhau, ngày đêm cùng nhau chiến đấu:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Hai câu đầu với cấu trúc sóng đôi cùng cách xưng hô “anh – tôi” thân mật gần gũi đã thể hiện sự tương đồng về hoàn cảnh của những người lính. Có lẽ cả hai nhân vật “anh” và “tôi” đều là những người nông dân quen cầm cuốc ra đồng vất vả khó nhọc và quê hương các anh đều là những vùng quê nghèo khó. Người ở vùng chiêm trũng, “nước mặn đồng chua”, người thì ở nơi khô cằn toàn “sỏi đá” khó có thể trồng trọt. Những khi họ theo tiếng gọi của tổ quốc, khoác súng lên vai, họ thành người lính dũng cảm, kiên cường, họ từ những người không quen mặt biết tên mà trở thành “đồng chí”:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Sự gặp gỡ tình cờ như một mối duyên hình thành bởi lí tưởng cao đẹp, mục đích bảo vệ tổ quốc của hai người lính. Họ cùng chung hoàn cảnh, lí tưởng và cả nhiệm vụ chiến đấu: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. Hai hình ảnh “súng” và “đầu” là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cao đẹp. “Súng” tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” tượng trưng cho lí tưởng. Trong câu thơ ấy, hình ảnh sóng đôi được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh thứ tình cảm thiêng liêng gắn bó trong chiến đấu gian khổ của những người đồng chí. Từ việc thể hiện tình cảm giữa những người lính trong nhiệm vụ quan trọng, tác giả đã thể hiện thứ tình cảm gắn bó thân thiết qua cuộc sống sinh hoạt, nhỏ nhặt: “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Đây là một hình ảnh thật trong cuộc sống gian lao của những người lính, họ phải chịu đói, chịu rét. Nhất là những cơn sốt rét ở núi rừng Việt Bắc, họ là người biết rõ nhất. Nhưng trong những khó khăn ấy tình đồng chí nảy nở sinh sôi và gắn kết với nhau một cách bền chặt từ những người “xa lạ” trở thành “tri kỉ”. Những câu thơ hết sức giản dị chân thành được đúc kết từ trải nghiệm thời chiến loạn đã tái hiện lại không gian và thời gian mang những người lính lại gần nhau hơn. Họ là “đồng chí” một từ rất thiêng liêng. Từ “đồng chí” được tách riêng thành một câu thơ kết hợp với dấu chấm cảm tạo sự hàm súc cho câu thơ. Những người lính có xuất thân như nhau, cùng chung lí tưởng bảo vệ tổ quốc đã trở thành “tri kỉ” trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến thế, trở thành một khối gắn bó mật thiết.
Những người lính từ quen biết mà trở thành “tri kỉ” bởi họ thấu hiểu hoàn cảnh tâm tư và nỗi lòng của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Họ, những người nông dân, những chiến sĩ đã hy sinh tình cảm riêng tư để ra đi vì tổ quốc, vì đất nước. Chôn sâu trong lòng những trăn trở, những băn khoăn day dứt với quê hương xóm làng. Đối với chúng ta thì nhà, ruộng vườn của cải đóng vai trò rất quan trọng nhưng những người lính lại có một quan niệm khác biệt: “ruộng nương” thì gửi “bạn thân cày”, “gian nhà không” thì kệ “gió lung lay”. “Anh” lên đường ra mặt trận để lại sau lưng tất cả mọi thứ cả vật chất lẫn tình thương. Trong câu thơ có từ “mặc kệ” tưởng chừng những người lính vô tâm không nghĩ nhưng thật ra đó là sự dứt khoát và quyết tâm mạnh mẽ đang đè nén những thứ tình cảm cá nhân của những chàng trai có lí tưởng, có mục đích lớn lao. Dù sự dứt khoát quyết tâm có mạnh mẽ đến đâu thì trong sâu thẳm những chiến sĩ vẫn còn nặng lòng với quê hương, với xóm nước: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay ngược lại “người ra lính” đang nhớ quê hương. Hình ảnh nhân hóa kết hợp hoán dụ “giếng nước”, “gốc đa” hiện lên rất đỗi thân thuộc gần gũi đã góp phần thể hiện tình yêu với quê hương đất nước của những người chiến sĩ. Đó quả là sự hy sinh quá lớn lao, nó cần được thấu hiểu và sẻ chia, dường như nỗi lòng của “anh” cũng là tâm sự bấy lâu của “tôi”. Anh và tôi cũng nhau dốc bầu tâm sự để vơi nỗi lòng. Chính tình yêu quê hương, nỗi nhớ làng xóm thân thuộc đã tiếp thêm một nguồn sức mạnh cho tình đồng chí.
Không chỉ là thấu hiểu mà những người lính còn đồng cam khổ, vượt qua gian nan:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá, chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Những người lính trải qua bao khó khăn gian khổ, không ai chưa từng trải qua cảm giác bị sốt rét ở núi rừng Việt Bắc sâu thẳm, càng đắp thêm chăn càng lạnh, lại không có đầy đủ thuốc men y tế. Và thường xuyên trong cảnh thiếu thốn manh áo vào tiết trời đông lạnh giá “áo rách vai”. Vào cái thời kháng chiến mà những anh vệ quốc quân còn được gọi là “vệ Nâu” “vệ túm”, nhưng chính họ lại là người kiên cường chiến đấu trên mọi mặt trận để bảo vệ tổ quốc khỏi giặc ngoại xâm.
Trong hoàn cảnh đầy khó khăn như vậy nhưng những người lính vẫn luôn lạc quan, với niềm tin tưởng, vẫn luôn nở nụ cười “miệng cười buốt giá” như mang đến hơi ấm của tình người, tình đồng chí. Họ cười họ nắm lấy tay nhau cùng nhau cố gắng: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Những cái nắm tay là sự kết nối bền chặt giữa những cơ thể, trái tim và cảm xúc. Họ truyền cho nhau sự ấm áp và ý chí quật cường, cùng nhau tiến về phía trước, tiến đến nơi bom đạn, khói lửa giăng mịt mù.
Kết thúc bài thơ, tác giả mở ra một bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Trong cảnh đêm khuya thanh vắng của núi rừng sâu hút, những màn sương lạnh lẽo giăng đầy cỏ cây, hoa lá, vương trên áo của người lính, các anh đứng cạnh bên nhau, lặng lẽ chờ địch, không một tiếng nói nhưng bên trong đó là sự đoàn kết, đồng lòng, cùng nhau chủ động làm nhiệm vụ không màng nguy hiểm, bất chấp sự khắc nhiệt của thời tiết. Nhưng ba câu thơ với hình ảnh đối lập giữa sự khắc nghiệt và nên thơ bởi có ánh trăng trong câu thơ: “đầu súng trăng treo”. Câu thơ như điểm nhấn làm sáng cả bài thơ. Động từ “treo” giữa hai chủ thể “đầu súng” và “trăng” đã tạo ra mối quan hệ giữa mặt đất và bầu trời gợi cho độc giả những liên tưởng thú vị. “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, chiến đầu” còn “trăng” biểu tượng cho ánh sáng, cái đẹp của trần thế, Như vậy hai hình ảnh hư và thực hài hòa tạo ra một vẻ đẹp trong chiến đấu: đó là tình đồng chí. Dường như cái đẹp trong đêm núi rừng tạo cho họ động lực chiến đấu.
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu với chủ đề về tình đồng chí được triển khai xuyên suốt tác phẩm, đồng thời cũng làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Với lối thơ hàm súc, tác giả để lại những cảm xúc khó phai trong lòng người đọc.