Phân tích chị em thúy kiều để thấy rõ nghệ thuật miêu tả
0 bình luận về “Phân tích chị em thúy kiều để thấy rõ nghệ thuật miêu tả”
Có người cho rằng: Truyện Kiều cho ta một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ thuật văn chương của một nhà thơ tài hoa nhất thế kỉ XIX. Nhận định ấy thật là chính xác Từ Kim Vân Kiều truyện một tác phẩm bình thường của Thanh Tâm tài nhân nhưng Nguyễn Du, với thiên tài nghệ thuật của mình, đã sáng tạo nên một Truyện Kiều bất hủ, một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ thuật văn chương. Trong nhiều mặt đặc sắc về nghệ thuật của kiểu mẫu hoàn bị đó có nghệ thuật tả người. Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều và nhiều đoạn thơ khác là một minh chứng hùng hồn cho thấy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du xứng danh bậc thầy. Thật vậy, bằng ngòi bút tài tình của mình, nhà thơ đã tập trung phác họa hình dung hai nhân vật quan trọng của Truyện Kiều là Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn thơ đã nêu ở trên. Trong bốn câu đầu, tác giả giới thiệu khái quát về nhị Kiều cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vé đẹp bên trong của hai chị em. Cái đặc sắc của nhà thơ là khi tả người, tả vẻ đẹp bên ngoài chính là thể hiện bản chất bên trong và cũng dự báo tương lai của họ. Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười. Cá hai chị em đều đẹp, cái đẹp ước lệ theo lí tưởng xã hội và thời đại lúc ấy. Nhà thơ mượn hình ảnh cây mai mảnh khảnh và tuyết tráng để tả cốt cách và tinh thần, nghĩa là nét đẹp ngoại hình và nội tâm của cả hai chị em “mỗi người mỗi vẻ” nhưng ai cũng “mười phân vẹn mười”. Bốn câu tiếp theo là chân dung Thúy Vân với vóc người quý phái đầy đặn: Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Không cụ thể, không tỉ mỉ nhưng nhà thơ làm nổi bật được tính cách đoan trang, hiền hậu của Thúy Vân, một nhan sắc tạo được trong lòng mọi người tình cảm trân trọng, thương mến. vẻ đẹp đó tuy không sắc sảo, nhưng dễ được dung nạp. Bắt đầu từ Thúy Vân, Nguyễn Du đã chuyển sang miêu tả Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Thì ra nhà thơ đã mượn Thúy Vân làm chuẩn, từ đó, nâng Thúy Kiều lên. Nói cách khác, Thúy Vân là điểm tựa để nhà thơ đặt đòn bẩy đẩy Thúy Kiều lên đến vẻ đẹp tuyệt vời. Tả Thúy Kiều thì cũng vẫn là phương pháp so sánh và ước lệ. Nhà thơ cho thấy nhan sắc nàng mặn mà, sắc sảo như thứ báu vật hiếm có trên đời, do đó mà mỗi khi có mặt là vừa gây sự tôn sùng vừa tạo nên lòng đố kị ghen hờn: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh là như vậy. Sắc đã tuyệt đỉnh, tài của nàng cũng đâu kém: Thông minh vốn săn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. Thúy Kiều đúng là người hiếm có trên đời. Tạo hóa đả phú cho nàng tính sẩn thông minh, tài lại gồm cả thơ, đàn, ca, vẽ là những biệt tài mà ít phụ nữ nào có, nếu không nói là cấm kị. Nhà thơ cũng dự báo cuộc đời bạc mệnh “hồng nhan đa truân” của nàng khi đề cập đến sở thích yêu nhạc buồn. Kiều sẽ đau khổ, vì nhan sắc của nàng làm hoa phải ghen, liễu phải hờn. Tóm lại, mặc dù miêu tả chị em Kiều, nhà thơ vẫn sử dụng những hình ảnh dùng chi tiết tượng trưng, ước lệ của thi pháp văn học cổ điển nhưng qua những ngòi gợi tả có thần của ông, hai bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều đều tuyệt mĩ mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Có người cho rằng: Truyện Kiều cho ta một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ thuật văn chương của một nhà thơ tài hoa nhất thế kỉ XIX. Nhận định ấy thật là chính xác Từ Kim Vân Kiều truyện một tác phẩm bình thường của Thanh Tâm tài nhân nhưng Nguyễn Du, với thiên tài nghệ thuật của mình, đã sáng tạo nên một Truyện Kiều bất hủ, một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ thuật văn chương. Trong nhiều mặt đặc sắc về nghệ thuật của kiểu mẫu hoàn bị đó có nghệ thuật tả người. Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều và nhiều đoạn thơ khác là một minh chứng hùng hồn cho thấy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du xứng danh bậc thầy.
Thật vậy, bằng ngòi bút tài tình của mình, nhà thơ đã tập trung phác họa hình dung hai nhân vật quan trọng của Truyện Kiều là Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn thơ đã nêu ở trên.
Trong bốn câu đầu, tác giả giới thiệu khái quát về nhị Kiều cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vé đẹp bên trong của hai chị em. Cái đặc sắc của nhà thơ là khi tả người, tả vẻ đẹp bên ngoài chính là thể hiện bản chất bên trong và cũng dự báo tương lai của họ.
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.
Cá hai chị em đều đẹp, cái đẹp ước lệ theo lí tưởng xã hội và thời đại lúc ấy. Nhà thơ mượn hình ảnh cây mai mảnh khảnh và tuyết tráng để tả cốt cách và tinh thần, nghĩa là nét đẹp ngoại hình và nội tâm của cả hai chị em “mỗi người mỗi vẻ” nhưng ai cũng “mười phân vẹn mười”.
Bốn câu tiếp theo là chân dung Thúy Vân với vóc người quý phái đầy đặn: Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Không cụ thể, không tỉ mỉ nhưng nhà thơ làm nổi bật được tính cách đoan trang, hiền hậu của Thúy Vân, một nhan sắc tạo được trong lòng mọi người tình cảm trân trọng, thương mến. vẻ đẹp đó tuy không sắc sảo, nhưng dễ được dung nạp.
Bắt đầu từ Thúy Vân, Nguyễn Du đã chuyển sang miêu tả Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thì ra nhà thơ đã mượn Thúy Vân làm chuẩn, từ đó, nâng Thúy Kiều lên. Nói cách khác, Thúy Vân là điểm tựa để nhà thơ đặt đòn bẩy đẩy Thúy Kiều lên đến vẻ đẹp tuyệt vời.
Tả Thúy Kiều thì cũng vẫn là phương pháp so sánh và ước lệ. Nhà thơ cho thấy nhan sắc nàng mặn mà, sắc sảo như thứ báu vật hiếm có trên đời, do đó mà mỗi khi có mặt là vừa gây sự tôn sùng vừa tạo nên lòng đố kị ghen hờn: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh là như vậy.
Sắc đã tuyệt đỉnh, tài của nàng cũng đâu kém:
Thông minh vốn săn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Thúy Kiều đúng là người hiếm có trên đời. Tạo hóa đả phú cho nàng tính sẩn thông minh, tài lại gồm cả thơ, đàn, ca, vẽ là những biệt tài mà ít phụ nữ nào có, nếu không nói là cấm kị. Nhà thơ cũng dự báo cuộc đời bạc mệnh “hồng nhan đa truân” của nàng khi đề cập đến sở thích yêu nhạc buồn. Kiều sẽ đau khổ, vì nhan sắc của nàng làm hoa phải ghen, liễu phải hờn.
Tóm lại, mặc dù miêu tả chị em Kiều, nhà thơ vẫn sử dụng những hình ảnh dùng chi tiết tượng trưng, ước lệ của thi pháp văn học cổ điển nhưng qua những ngòi gợi tả có thần của ông, hai bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều đều tuyệt mĩ mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Chúc bn học tốt
Cho mk ctlhn nha