Phân tích chữ người tử tù của Nguyễn tuân (nhân vật ông Huấn Cao
0 bình luận về “Phân tích chữ người tử tù của Nguyễn tuân (nhân vật ông Huấn Cao”
Những nhân vật trong các tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Tuân thường là những người tài hoa, uyên bác. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân được đánh giá là cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” được xây dựng dựa trên hình tượng đẹp như vậy và tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng.
Truyện kể về nhân vật Huấn Cao – một kẻ cầm đầu quân phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Khi được giải đến nhà giam ở tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tình huống truyện vô cùng độc đáo. Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản ngục nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.
Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng. Với tài “bẻ khóa vượt ngục” dựa theo lời kể của viên quản ngục, lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông.
Tuy nhiên với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình. Ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính qua hành động giỗ gông. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảnh may suy nghĩ.
Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách cũng khiến cho người đọc hiểu và ngưỡng mộ nhân vật Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng. Kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan, ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động. “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Sau khi cho chữ, ông còn chân thành khuyên bảo viên quản ngục. Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.
Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hy sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói “Chữ người tử tù” với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lãng mạn nổi tiếng. Các tác phẩm của ông đều xây dựng hình ảnh những con người tài hoa. Nổi bật trong đó là hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, Huấn Cao hiện lên là con người tài hoa, nghệ sĩ. Ông có tài viết chữ nhanh và đẹp. Tài đó là tài viết chữ Nho bằng bút lông, mực tàu. Tài đó nâng lên thành thi pháp, nâng người sở hữu tài thành người nghệ sĩ, nâng viết chữ thành sáng tạo cái đẹp, sáng tạo nghệ thuật.
Không chỉ là người nghệ sĩ, Huấn Cao còn là một bậc anh hùng. Lý do khiến Huấn Cao nhập lao chứng tỏ ông là bậc anh hùng khi đứng đầu đội quân chống lại triều đình phong kiến đổ nát. Khi nhập lao, trước lời nói và hành động của lính áp giải, Huấn Cao với hành động “dỗ gông” và thái độ lạnh lùng, khinh bạc chứng tỏ một tinh thần khẳng khái của một bậc trượng phu không chấp những kẻ tiểu nhân. Tại ngục giam, Huấn Cao luôn giữ vững thái độ ung dung, thản nhiên và tự tại. Khi Quản ngục diện kiến, đứng trước người xét xử cho mình, ông vẫn giữ nguyên thái độ, không sợ sệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Câu trả lời quản ngục chứng tỏ khí phách hiên ngang của một bậc anh hùng. Ngày nhận hung tin đưa ra quan trường, trong khi Thơ lại và quản ngục lo lắng, bồn chồn “tái nhợt người, “hớt hải và ngập ngừng” thì trái lại Huấn Cao không một chút lo lắng. Huấn Cao chỉ lặng nghĩ rồi mỉm cười. Một thái độ thản nhiên, điềm tĩnh và coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khắc hoạ sinh động hình tượng Huấn Cao – một anh hùng hiên ngang, khí phách.
Không dừng lại ở đó, ông còn là một người có thiên lương trong sáng. Khi nghe thơ lại nói ý nguyện của Quản ngục. Dửng dưng trước tiền bạc, danh vọng, Huấn Cao khẳng định rằng “ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc, quyền thế viết câu đối”. Chỉ có những người tri âm, tri kỷ mới có được con chữ quý giá ấy – “mới chỉ viết cho ba người bạn thân”. Khi biết được tấm lòng biệt nhỡn liên tài, cũng biết trân trọng cái đẹp của viên quản ngục. Huấn Cao đã xúc động mà quyết định cho chữ. Để rồi một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” đã diễn ra. Trong không gian tù túng của ngục tù, dưới ánh sáng leo lét của nến nhưng bừng lên ánh sáng của nghệ thuật, Huấn Cao nói những lời cuối với Quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đà, thầy hãy thoát khỏi cái ghế này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục chứng tỏ nhân vật không chấp nhận cái đẹp lẫn lộn cùng cái ác, muốn thưởng thức cái đẹp phải chăm lo, giữ gìn cái thiên lương. Lời khuyên chân thành của Huấn Cao khiến nhân vật như trở thành người khai sáng, người đi truyền đạo giáo. Quả thực, Huấn Cao là một con người có thiên lương trong sáng.
Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao với một vẻ đẹp “toàn bích”. Đồng thời thể hiện quan niệm về cái đẹp cũng như tấm lòng yêu nước của nhà văn.
Những nhân vật trong các tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Tuân thường là những người tài hoa, uyên bác. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân được đánh giá là cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” được xây dựng dựa trên hình tượng đẹp như vậy và tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng.
Truyện kể về nhân vật Huấn Cao – một kẻ cầm đầu quân phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Khi được giải đến nhà giam ở tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tình huống truyện vô cùng độc đáo. Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản ngục nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.
Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng. Với tài “bẻ khóa vượt ngục” dựa theo lời kể của viên quản ngục, lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông.
Tuy nhiên với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình. Ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính qua hành động giỗ gông. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảnh may suy nghĩ.
Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách cũng khiến cho người đọc hiểu và ngưỡng mộ nhân vật Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng. Kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan, ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động. “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Sau khi cho chữ, ông còn chân thành khuyên bảo viên quản ngục. Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.
Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hy sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói “Chữ người tử tù” với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lãng mạn nổi tiếng. Các tác phẩm của ông đều xây dựng hình ảnh những con người tài hoa. Nổi bật trong đó là hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, Huấn Cao hiện lên là con người tài hoa, nghệ sĩ. Ông có tài viết chữ nhanh và đẹp. Tài đó là tài viết chữ Nho bằng bút lông, mực tàu. Tài đó nâng lên thành thi pháp, nâng người sở hữu tài thành người nghệ sĩ, nâng viết chữ thành sáng tạo cái đẹp, sáng tạo nghệ thuật.
Không chỉ là người nghệ sĩ, Huấn Cao còn là một bậc anh hùng. Lý do khiến Huấn Cao nhập lao chứng tỏ ông là bậc anh hùng khi đứng đầu đội quân chống lại triều đình phong kiến đổ nát. Khi nhập lao, trước lời nói và hành động của lính áp giải, Huấn Cao với hành động “dỗ gông” và thái độ lạnh lùng, khinh bạc chứng tỏ một tinh thần khẳng khái của một bậc trượng phu không chấp những kẻ tiểu nhân. Tại ngục giam, Huấn Cao luôn giữ vững thái độ ung dung, thản nhiên và tự tại. Khi Quản ngục diện kiến, đứng trước người xét xử cho mình, ông vẫn giữ nguyên thái độ, không sợ sệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Câu trả lời quản ngục chứng tỏ khí phách hiên ngang của một bậc anh hùng. Ngày nhận hung tin đưa ra quan trường, trong khi Thơ lại và quản ngục lo lắng, bồn chồn “tái nhợt người, “hớt hải và ngập ngừng” thì trái lại Huấn Cao không một chút lo lắng. Huấn Cao chỉ lặng nghĩ rồi mỉm cười. Một thái độ thản nhiên, điềm tĩnh và coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khắc hoạ sinh động hình tượng Huấn Cao – một anh hùng hiên ngang, khí phách.
Không dừng lại ở đó, ông còn là một người có thiên lương trong sáng. Khi nghe thơ lại nói ý nguyện của Quản ngục. Dửng dưng trước tiền bạc, danh vọng, Huấn Cao khẳng định rằng “ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc, quyền thế viết câu đối”. Chỉ có những người tri âm, tri kỷ mới có được con chữ quý giá ấy – “mới chỉ viết cho ba người bạn thân”. Khi biết được tấm lòng biệt nhỡn liên tài, cũng biết trân trọng cái đẹp của viên quản ngục. Huấn Cao đã xúc động mà quyết định cho chữ. Để rồi một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” đã diễn ra. Trong không gian tù túng của ngục tù, dưới ánh sáng leo lét của nến nhưng bừng lên ánh sáng của nghệ thuật, Huấn Cao nói những lời cuối với Quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đà, thầy hãy thoát khỏi cái ghế này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục chứng tỏ nhân vật không chấp nhận cái đẹp lẫn lộn cùng cái ác, muốn thưởng thức cái đẹp phải chăm lo, giữ gìn cái thiên lương. Lời khuyên chân thành của Huấn Cao khiến nhân vật như trở thành người khai sáng, người đi truyền đạo giáo. Quả thực, Huấn Cao là một con người có thiên lương trong sáng.
Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao với một vẻ đẹp “toàn bích”. Đồng thời thể hiện quan niệm về cái đẹp cũng như tấm lòng yêu nước của nhà văn.
#Not name
Mong ctlhn