Phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945
0 bình luận về “Phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945”
Trình bày được tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
– Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939.
– Trình bày và nhận xét được nội dung các phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939.
– So sánh được các giai đoạn cách mạng trong thời kì 1930 – 1945 (về kẻ thù, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh).
– Phân tích được ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945.
– Trình bày và nhận xét được chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945.
– Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10-1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).
– Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng về tập hợp lực lượng cách mạng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10-1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).
– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương (9-3-1945).
– Tóm tắt được quá trình chuẩn bị lực lượng, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
– Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập (2 – 9 – 1945).
– Phân tích được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám.
B. Nội dung
I. Phong trào cách mạng 1930 – 1935
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
a. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào
– Tác động của phong trào cách mạng thế giới:
+ Những năm 1929 – 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên quy mô lớn, để lại hậu quả hết sức nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản phát triển gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúng lao động dâng cao.
+ Trong khi đó, Liên Xô đang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa và đang tiến hành tập thể hóa nông nghiệp. Quảng Châu công xã (Trung Quốc) thắng lợi.
+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
– Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và sai phát triển gay gắt
+ Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với Việt Nam là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
+ Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo đã bị thất bại. Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những người yêu nước.
+ Tình hình kinh tế và chính trị trên đây làm cho mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh của quần chúng.
– Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, quy tụ lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam, kịp thời lãnh đạo nhân dân bước vào một thời kì đấu tranh mới.
+ Đây là nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định, bởi vì nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì tự bản thân những mâu thuẫn giai cấp xã hội chỉ có thể dẫn tới những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, mà không thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mô rộng lớn được.
b. Diễn biến
– Từ tháng 2 đến tháng 4/1930 là bước khởi đầu của phong trào với ba cuộc bãi công tiêu biểu của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định và 400 công nhân nhà máy Cưa và nhà máy Diêm Bến Thuỷ.
– Tháng 5/1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1 – 5 – 1930 lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động. Khắp nơi diễn ra các hình thức đấu tranh để kỉ niệm như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, bãi thị, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu… Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân khu vực thành phố Vinh, đòi tăng tiền lương, bớt giờ làm, chống sưu thuế…
– Trong nửa sau năm 1930, phong trào tiếp tục nổ ra ở nhiều nơ:
+ Bãi công của công nhân nổ ra ở hầu khắp các cơ sở kinh tế của tư bản Pháp.
+ Phong trào nông dân bùng nổ dữ dội chưa từng thấy. Ở Bắc Kì có các cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải (Thái Bình), Duy Tiên (Hà Nam). Ở Trung Kì, có các cuộc đấu tranh của nông dân Đức Phổ, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Ở Nam Kì, có cuộc đấu tranh ở Bà Chiểu (Sài Gòn – Chợ Lớn)….
+ Ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, phong trào nông dân tiép tục lên cao với những cuộc biểu tình lớn có vũ trang tự vệ, kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế, như nông dân các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng nguyên, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh…
+ Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vậy lính khố xanh, ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bến Thuỷ.
+ Chính quyền thực dân bị tê liệt, tan rã ở nhiều nơi. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
– Từ cuối năm 1930, khi chính quyền Xô viết ra đời, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, kết hợp sử dụng bạo lực với những thủ doạn lừa bịp về chính trị. Phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề. Một số cuộc đấu tranh lẻ tẻ còn kéo dài sang năm 1931 thì kết thúc.
c. Xô viết Nghệ – Tĩnh
– Trong các tháng 9 và 10 – 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nhiều nơi tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động, làm chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền nhà nước dưới hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xô viết.
– Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:
+ Về chính trị, thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
+ Về kinh tế, chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giao thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.
+ Về văn hóa- xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới…
– Xô viết Nghệ – Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các Xô viết được thành lập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
c. Nhận xét, ý nghĩa và kinh nghiệm
– Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.
– Mặc dù cuối cùng bị kẻ thù dìm trong biển máu nhưng phong trào vẫn có ý nghĩa to lớn:
+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Qua thực tiễn đấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Khẳng định vai trò của khối liên minh công nông. Công nhân, nông dân đã đoàn kết đấu tranh và tin vào sức mạnh của chính mình.
+ Đội ngũ cán bộ và đảng viên và quần chúng yêu nước được tôi luyện và trưởng thành. Phong trào đã rèn luyện lực lượng cho cách mạng về sau.
+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc quốc tế cộng sản.
+ Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Nếu không có phong trào cách mạng 1930 – 1931, trong đó quần chúng công, nông đã vung ra một nghị lực cách mạng phi thường thì không thể có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và Cách mạng Tháng Tám.
– Phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về công tác tư tưởng, về chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930)
– Nội dung Hội nghị
+ Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức, do Trần Phú làm Tổng Bí thư.
+ Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
– Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 – 1930
– Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
– Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đánh đổ đế quốc và phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau.
– Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.
– Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
– Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Nhận xét
– Tích cực: khẳng dịnh được những vấn đề chiến lược của cách mạng.
– Hạn chế:
+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai.
II. Phong trào dân chủ 1936 – 1939
1. Hoàn cảnh lịch sử
– Đầu những năm 30 (thế kỉ XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản. Nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
– Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
– Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành những cải cách tiến bộ ở thuộc địa. Chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp còn cử phái viên sang điều tra và nới rộng một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu ở các nước thuộc địa.
– Ở Việt Nam, ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế (1929 – 1933) vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, thực dân Pháp lại tiến hành một chiến dịch khủng bố để đàn áp phong trào cách mạng 1930 – 1931. Đời sống chính trị và kinh tế rất căng thẳng. Yêu cầu của của mọi tầng lớp xã hội là các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.
2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định:
– Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
– Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai.
– Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
– Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
– Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp năm 1937 và 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7/1936.
Trình bày được tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
– Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939.
– Trình bày và nhận xét được nội dung các phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939.
– So sánh được các giai đoạn cách mạng trong thời kì 1930 – 1945 (về kẻ thù, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh).
– Phân tích được ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945.
– Trình bày và nhận xét được chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945.
– Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10-1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).
– Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng về tập hợp lực lượng cách mạng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10-1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).
– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương (9-3-1945).
– Tóm tắt được quá trình chuẩn bị lực lượng, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
– Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập (2 – 9 – 1945).
– Phân tích được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám.
B. Nội dung
I. Phong trào cách mạng 1930 – 1935
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
a. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào
– Tác động của phong trào cách mạng thế giới:
+ Những năm 1929 – 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên quy mô lớn, để lại hậu quả hết sức nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản phát triển gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúng lao động dâng cao.
+ Trong khi đó, Liên Xô đang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa và đang tiến hành tập thể hóa nông nghiệp. Quảng Châu công xã (Trung Quốc) thắng lợi.
+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
– Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và sai phát triển gay gắt
+ Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với Việt Nam là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
+ Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo đã bị thất bại. Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những người yêu nước.
+ Tình hình kinh tế và chính trị trên đây làm cho mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh của quần chúng.
– Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, quy tụ lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam, kịp thời lãnh đạo nhân dân bước vào một thời kì đấu tranh mới.
+ Đây là nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định, bởi vì nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì tự bản thân những mâu thuẫn giai cấp xã hội chỉ có thể dẫn tới những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, mà không thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mô rộng lớn được.
b. Diễn biến
– Từ tháng 2 đến tháng 4/1930 là bước khởi đầu của phong trào với ba cuộc bãi công tiêu biểu của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định và 400 công nhân nhà máy Cưa và nhà máy Diêm Bến Thuỷ.
– Tháng 5/1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1 – 5 – 1930 lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động. Khắp nơi diễn ra các hình thức đấu tranh để kỉ niệm như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, bãi thị, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu… Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân khu vực thành phố Vinh, đòi tăng tiền lương, bớt giờ làm, chống sưu thuế…
– Trong nửa sau năm 1930, phong trào tiếp tục nổ ra ở nhiều nơ:
+ Bãi công của công nhân nổ ra ở hầu khắp các cơ sở kinh tế của tư bản Pháp.
+ Phong trào nông dân bùng nổ dữ dội chưa từng thấy. Ở Bắc Kì có các cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải (Thái Bình), Duy Tiên (Hà Nam). Ở Trung Kì, có các cuộc đấu tranh của nông dân Đức Phổ, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Ở Nam Kì, có cuộc đấu tranh ở Bà Chiểu (Sài Gòn – Chợ Lớn)….
+ Ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, phong trào nông dân tiép tục lên cao với những cuộc biểu tình lớn có vũ trang tự vệ, kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế, như nông dân các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng nguyên, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh…
+ Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vậy lính khố xanh, ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bến Thuỷ.
+ Chính quyền thực dân bị tê liệt, tan rã ở nhiều nơi. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
– Từ cuối năm 1930, khi chính quyền Xô viết ra đời, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, kết hợp sử dụng bạo lực với những thủ doạn lừa bịp về chính trị. Phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề. Một số cuộc đấu tranh lẻ tẻ còn kéo dài sang năm 1931 thì kết thúc.
c. Xô viết Nghệ – Tĩnh
– Trong các tháng 9 và 10 – 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nhiều nơi tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động, làm chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền nhà nước dưới hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xô viết.
– Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:
+ Về chính trị, thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
+ Về kinh tế, chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giao thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.
+ Về văn hóa- xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới…
– Xô viết Nghệ – Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các Xô viết được thành lập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
c. Nhận xét, ý nghĩa và kinh nghiệm
– Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.
– Mặc dù cuối cùng bị kẻ thù dìm trong biển máu nhưng phong trào vẫn có ý nghĩa to lớn:
+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Qua thực tiễn đấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Khẳng định vai trò của khối liên minh công nông. Công nhân, nông dân đã đoàn kết đấu tranh và tin vào sức mạnh của chính mình.
+ Đội ngũ cán bộ và đảng viên và quần chúng yêu nước được tôi luyện và trưởng thành. Phong trào đã rèn luyện lực lượng cho cách mạng về sau.
+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc quốc tế cộng sản.
+ Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Nếu không có phong trào cách mạng 1930 – 1931, trong đó quần chúng công, nông đã vung ra một nghị lực cách mạng phi thường thì không thể có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và Cách mạng Tháng Tám.
– Phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về công tác tư tưởng, về chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930)
– Nội dung Hội nghị
+ Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức, do Trần Phú làm Tổng Bí thư.
+ Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
– Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 – 1930
– Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
– Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đánh đổ đế quốc và phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau.
– Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.
– Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
– Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Nhận xét
– Tích cực: khẳng dịnh được những vấn đề chiến lược của cách mạng.
– Hạn chế:
+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai.
II. Phong trào dân chủ 1936 – 1939
1. Hoàn cảnh lịch sử
– Đầu những năm 30 (thế kỉ XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản. Nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
– Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
– Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành những cải cách tiến bộ ở thuộc địa. Chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp còn cử phái viên sang điều tra và nới rộng một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu ở các nước thuộc địa.
– Ở Việt Nam, ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế (1929 – 1933) vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, thực dân Pháp lại tiến hành một chiến dịch khủng bố để đàn áp phong trào cách mạng 1930 – 1931. Đời sống chính trị và kinh tế rất căng thẳng. Yêu cầu của của mọi tầng lớp xã hội là các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.
2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định:
– Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
– Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai.
– Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
– Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
– Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp năm 1937 và 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7/1936.