Phân tích, đánh giá nghệ thuật ngoại giao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1945 – 1975 thông qua các bản hiệp định, hiệp ước.

Phân tích, đánh giá nghệ thuật ngoại giao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong giai đoạn từ 1945 – 1975 thông qua các bản hiệp định, hiệp ước.

0 bình luận về “Phân tích, đánh giá nghệ thuật ngoại giao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1945 – 1975 thông qua các bản hiệp định, hiệp ước.”

  1. Điểm nổi bật nhất trong ngoại giao của Đảng và Hồ Chí Minh giai đoạn này là chủ động đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ trong bối cảnh chúng ta chưa nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào trên thế giới. Thời điểm đó, có ý kiến cho rằng, Việt Nam đứng về phe dân chủ thì phải có Liên Xô giúp. Nhưng, khi đó Liên Xô chưa quan tâm đến chiến trường châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc thì đang bận đối phó với Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch. Cách mạng Trung Quốc cũng chưa thành công nên chúng ta không thể trông mong vào sự hỗ trợ của Cách mạng Trung Quốc. Lúc này, Pháp lại vừa bị Nhật lật đổ bằng cuộc đảo chính ngày 9/3/1945. Do vậy, chúng ta cũng không thể trông đợi gì ở lực lượng Cách mạng Pháp tiến bộ. Phát xít Nhật khi đó đã trở thành kẻ thù… Nhìn đi, nhìn lại, không có một lực lượng nào có đủ sức mạnh để giúp chúng ta, khi mà thực lực của Cách mạng Việt Nam còn rất nhỏ bé.

    Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã biến ý tưởng táo bạo thành hành động cụ thể khi trực tiếp đưa viên Trung úy phi công Mỹ William Shaw (máy bay bị phát xít Nhật bắn rơi ở Cao Bằng) sang Vân Nam giao cho phe Đồng minh là Mỹ. Hồ Chí Minh muốn khẳng định với Mỹ rằng, trong thời điểm đó, trên đất nước Việt Nam chỉ có Mặt trận Việt Minh mới đủ năng lực phối hợp với Mỹ để đánh đuổi phát xít Nhật.

    Sự kiện này thể hiện phong thái ngoại giao rất chủ động, rất chi tiết và có tầm nhìn xa của Hồ Chí Minh khi một vị lãnh tụ của một phong trào cách mạng đích thân dẫn một viên phi công Mỹ đi bộ từ Việt Nam sang Trung Quốc để tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với Mỹ.

    Bình luận
  2. +Điểm nổi bật nhất trong ngoại giao của Đảng và Hồ Chí Minh giai đoạn này là chủ động đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ trong bối cảnh chúng ta chưa nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào trên thế giới. Thời điểm đó, có ý kiến cho rằng, Việt Nam đứng về phe dân chủ thì phải có Liên Xô giúp. Nhưng, khi đó Liên Xô chưa quan tâm đến chiến trường châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc thì đang bận đối phó với Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch.

    +Cách mạng Trung Quốc cũng chưa thành công nên chúng ta không thể trông mong vào sự hỗ trợ của Cách mạng Trung Quốc. Lúc này, Pháp lại vừa bị Nhật lật đổ bằng cuộc đảo chính ngày 9/3/1945. Do vậy, chúng ta cũng không thể trông đợi gì ở lực lượng Cách mạng Pháp tiến bộ. Phát xít Nhật khi đó đã trở thành kẻ thù… Nhìn đi, nhìn lại, không có một lực lượng nào có đủ sức mạnh để giúp chúng ta, khi mà thực lực của Cách mạng Việt Nam còn rất nhỏ bé.

    +Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã biến ý tưởng táo bạo thành hành động cụ thể khi trực tiếp đưa viên Trung úy phi công Mỹ William Shaw (máy bay bị phát xít Nhật bắn rơi ở Cao Bằng) sang Vân Nam giao cho phe Đồng minh là Mỹ. Hồ Chí Minh muốn khẳng định với Mỹ rằng, trong thời điểm đó, trên đất nước Việt Nam chỉ có Mặt trận Việt Minh mới đủ năng lực phối hợp với Mỹ để đánh đuổi phát xít Nhật.

    +Sự kiện này thể hiện phong thái ngoại giao rất chủ động, rất chi tiết và có tầm nhìn xa của Hồ Chí Minh khi một vị lãnh tụ của một phong trào cách mạng đích thân dẫn một viên phi công Mỹ đi bộ từ Việt Nam sang Trung Quốc để tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với Mỹ.

    Bình luận

Viết một bình luận