Phân tích để làm rõ giá trị của đoạn thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thươn

By Quinn

Phân tích để làm rõ giá trị của đoạn thơ
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhơ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

0 bình luận về “Phân tích để làm rõ giá trị của đoạn thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thươn”

  1. Viễn Phương là cây bút tiêu biểu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm ông để lại cho đời thì nổi bật nhất có lẽ là “Viếng lăng Bác”. Thi phẩm đã tái hiện rõ nét những cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác. Trước hết, đó chính là những cảm giác choáng ngợp khi đứng trước lăng nghi về tầm vóc vĩ đại của Người “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” thể hiện ánh sáng vĩnh cửu, là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc chỉ Bác Hồ kính yêu, cách so sánh rất tự nhiên, không bị gượng ép, gò bó. Bác như mặt trời tự nhiên đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Bác đưa toàn thể dân tộc Việt Nam thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm. Từ “rất đỏ” thể hiện rất rõ tình cảm, tư tưởng yêu nước tha thiết cháy bỏng của Người với dân tộc. Hơn thế nữa, ở những câu thơ tiếp theo, Viễn Phương thật tài tình khi sử dụng hình ảnh ẩn dụ “dòng người – tràng hoa” để bộc lộ cảm xúc trào dâng của cả dân tộc kính dâng lên Bác. Từ “dâng” biểu hiện lòng thành kính, từ “dòng” có giá trị biểu cảm. Ben cạnh đó điệp ngữ “ngày ngày” còn biểu hiện sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ. Con người Việt Nam cũng như thiên nhiên vũ trị gần gũi gắn bó với Bác. Và để rồi chính sự gần gũi đó đã làm trào dâng lên bao cảm xúc mãnh liệt, yêu thương đối với vị cha già kính yêu. Đoạn thơ đã nói lên bao tâm tư, tình cảm của Viễn Phương dành cho Người. Tình cảm ấy sẽ không bao giờ vơi cạn và luôn sống mãi với thời gian.

    Trả lời

Viết một bình luận