phân tích đề và lập dàn ý bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc và viết đoạn văn khoảng 220 chữ nói về đề bài trên ai làm giúp mình với vote 5 sao

phân tích đề và lập dàn ý bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc và viết đoạn văn khoảng 220 chữ nói về đề bài trên ai làm giúp mình với vote 5 sao

0 bình luận về “phân tích đề và lập dàn ý bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc và viết đoạn văn khoảng 220 chữ nói về đề bài trên ai làm giúp mình với vote 5 sao”

  1. I. Mở bài

    – Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu: một tác giả mù nhưng nhân cách vô cùng cao đẹp, là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc và “càng nhìn càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng)

    – Đôi nét về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc
    II. Thân bài

    1. Phần lung khởi: khái quát bối cảnh thời đại và lời khẳng định sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ

        + “Hỡi ôi!”: Câu cảm thán thể hiện niềm tiếc thương chân thành, thiết tha, thương tiếc

        + “ Súng giặc đất rền”: sự tàn phá nặng nề, giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân

        + “ Lòng dân trời tỏ” : đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương đất nước ⇒ Trời chứng giám

    – NT đối lập nhằm thể hiện khung cảnh bão táp của thời đại, những biến cố chính trị lớn lao.

    ⇒ Lời khẳng định tuy thất bại những người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tiếng thơm còn lưu truyền mãi.

    2. Phần thích thực: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc

    a. Nguồn gốc xuất thân

    – Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống)

        + “ cui cút làm ăn ”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa

    – NT tương phản “ chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.

    ⇒ tác giả nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân để tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng

    b. Lòng yêu nước nồng nàn

    – Khi TD Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ ⇒ trông chờ tin quan ⇒ ghét ⇒ căm thù ⇒ đứng lên chống lại.

    ⇒ Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ

    – Thái độ đối với giặc: căm ghét, căm thù đến tột độ

    – Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm ⇒ họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

    c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân

    – Tinh thần chiến đấu tuyệt với: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là đân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

    – Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử.

    – Lập được những chiến công đáng tự hào: “ đốt xong nhà dạy đạo”, “ chém rớt đầu quan hai nọ”

    -“đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi

    ⇒ Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

    3. Phần Ai vãn: Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ

    – Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành

    – Hình ảnh gia đình: tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến.

    – Sự hi sinh của những người nông dân nghĩa sĩ để lại xót thương đau đớn cho tác giả, gia đình thân quyến, nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả

    ⇒ Tiếng khóc lớn, tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử

    ⇒ Bút pháp trữ tình, nhịp câu trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.

    4. Phần kết: ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ

    – Tác giả khẳng định: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ: Danh tiếng nghìn năm còn lưu mãi

    – Ông cũng nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân

    – Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.

    ⇒ khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ.

    Viết đoạn văn:

    Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường…con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì mới càng thấy sáng” đó là lời nhận xét của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng dành cho cuộc đời và thơ văn Đồ Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ mù lòa nhưng tâm ông vẫn luôn sáng. Nhắc đến ông người ta không quên nhắc đến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất cho thể loại văn tế để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Tác phẩm thể hiện lòng biết ơn, sự xót thương, cảm phục của tác giả dành cho những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc anh dũng, quả cảm quên mình vì nước. Để phân tích bài văn một cách bao quát và độc đáo nhất ta chọn con mắt nhìn và điểm nhìn từ tinh thần yêu nước của người nông dân.

    Những người nông dân họ vốn là những con người thuần phác của nhà nông nhưng nay vì lòng yêu nước thương nòi, lòng căm thù giặc sâu sắc mà họ trở thành những chiến binh anh dũng đã hy sinh trong trận chiến rằm tháng 11 năm 1861 _ thời điểm cam go của những ngày đầu chống Pháp.

    Tại vì sao mà lại như vậy? Bởi “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” câu tứ tự hai vế tuy ngắn gọn nhưng khái quát được hoàn cảnh, tình thế của đất nước lúc bấy giờ. Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta chúng đánh chiếm, thi hành những chính sách áp bức bóc lột nặng nề đẩy nhân ta vào cảnh lầm than cùng cực. Câu văn trên đã cho ta thấy sự dã man của thực dân. Chúng có vũ khí tối tân, sức công phá dữ dội, súng nổ vang rền mặt đất. Điều đó khiến cho ta nhớ tới tội ác của giặc Pháp được nhà thơ tố cáo trong bài “Chạy giặc”:

    “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
    Một bàn cờ thế phút sa tay
    Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
    Mất ổ bầy chim dáo dác bay
    Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
    Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

    Tiếng súng vô tâm vô tình của quân giặc không bỏ sót một ai, không trừ một cảnh vật nào. Tất cả trở nên hoang tàn, xơ xác, lũng loạn sau “tiếng súng Tây”. Giặc thì như vậy chúng hiện đại hơn ta rất nhiều về trang thiết bị, về vật chất, số lượng binh lính còn ta chỉ có một tấm lòng, một truyền thống yêu nước mãnh liệt của người nông dân, của những con người Việt Nam. Nghệ thuật tiểu đối được sử dụng rất thành công đối rất chỉnh, rất chuẩn: Mười năm <> một trận, công (vật chất)<> nghĩa (tinh thần), chưa ắt còn danh nổi như phao<> tuy là mất tiếng vang như mõ đã khẳng định tinh thần quyết tâm đánh giặc, làm nền để người nông dân xuất hiện. Tiếng khóc “hỡi ôi” quen thuộc mở đầu cho bài tế. Tiếng khóc lớn bày tỏ nỗi niềm đau xót, khóc thương cho linh hồn của những nghĩa sĩ đã hy sinh oanh liệt.

    Nhà thơ đã hồi tưởng và khắc họa lại hình ảnh những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc những người nông dân thuần phác thôn quê có một tinh thần yêu nước quật khởi với cụm từ “Nhớ linh xưa”. Trước tiên họ là con người của ruộng đồng, của nông nghiệp, lam lũ mưu sinh “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó” đúng như Hoài Thanh nhận xét “Biết bao yêu thương trong một chữ cui cút”. Nhà thơ bày tỏ lòng thương cảm đối với con người hiền lành, dáng dấp vất vả đến tội nghiệp. Họ là những con người chất phác, thuần nông ngoài việc đồng áng “chỉ biết ruộng trâu”, không gian giao tiếp bó hẹp “ở trong làng bộ” với công việc của nhà nông “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm”. Nào họ có biết chi đến việc binh đao, giáo mác “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhưng” rồi “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”. Biết bao cái chưa biết ấy thế mà khi giặc xâm lăng nhũng nhiễu, triều định chống cự yếu ớt họ can đảm bỗng chốc trở thành những người nghĩa sĩ anh hùng cứu nước.

    VOTE cho mik nhé!

    Bình luận

Viết một bình luận