phân tích đoạn
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây… ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng? …
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (…).
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
*) Làm rõ tình yêu nước bao trùm lên cả tình yêu làng
Cái này dàn bài là được. Phân tích thành bài thì càng tốt!
Mình cho điểm cao nên làm tử tế nhé!!
Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”… đã ám ảnh ông Hai, sự tự hào, sự vui vẻ tan biến khiến ông vô cùng đau khổ. Ở nơi tản cư, mọi người rồi đều sẽ ghét bỏ gia đình ông, ghét bỏ những con người của làng Việt gian. Tâm lí ông lúc này là sự đấu tranh khôn cùng của suy nghĩ về hay không về làng… . Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” . Nhũng động từ phủ định liên tiếp được sử dụng chính là thái độ phản kháng trong ông Hai lúc này, suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của ong. Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ . Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người”. Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất . Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” . Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước. Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp. Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến .