Phân tích giá trị biểu đạt của các phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau :
” Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa ”
(Huy Cận )
Phân tích giá trị biểu đạt của các phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau :
” Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa ”
(Huy Cận )
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
– Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Trong câu 1, được dùng với biện pháp tu từ (so sánh). Khi dùng biện pháp tu từ so sánh này, cảnh vật, sự vật được tả đến sẽ được so sánh với sự vật, cảnh vật khác gần giống nó.
Trong câu 2, được dùng với biện pháp tu từ (nhân hóa). Khi dùng biện pháp tu từ nhân hóa này, cảnh vật, sự vật được tả đến sẽ được ví như là một con người.