Phân tích giá trị của phép liệt kê được sử dụng trong bài Sống Chết Mặc Bay ( 1 đoạn ngắn )

Phân tích giá trị của phép liệt kê được sử dụng trong bài Sống Chết Mặc Bay ( 1 đoạn ngắn )

0 bình luận về “Phân tích giá trị của phép liệt kê được sử dụng trong bài Sống Chết Mặc Bay ( 1 đoạn ngắn )”

  1. Ngay từ lần đầu được tiếp xúc với Chương trình Ngữ Văn lớp 7, em đã ấn tượng bởi bài ” Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn. Trong văn bản ” Sống chết mặc bay”, tác giả đã linh hoạt, khéo léo sử dụng biện pháp liệt kê. Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả đã sử dụng phép liệt kê để khái quát lên không khí khẩn trương, căng thẳng, nhốn nháo của người dân, thể hiện thái độ lo lắng trước nguy cơ đê vỡ. Đồng thời thể hiện sự thương xót trước cảnh ” nghìn sầu muôn thảm” của người nhân do thiên nhiên và kẻ cầm quyền gây nên, phê phán tên quan phủ lòng lang dạ thú, thờ ơ trước sinh mạng của người dân. Ở phần hai, tác giả tiếp tục sử dụng phép liệt kê. Nhưng lần này, phép liệt kê có tác dụng cho ta thấy cuộc sống xa hoa, vương giả của tên quan phủ. 

    Bình luận
  2. Phép liệt kê trong đoạn văn:

    mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.

    => Tác dụng: Diễn tả cuộc sống xa hoa , phung phí ,.. của quan “phụ mẫu”

    -kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ…

    => Tác dụng: Diễn tả một cách sâu săc, sinh động không khí hộ đê, các nỗ nực của dân phu nhằm cứu con đê sắp vỡ.

    Bình luận

Viết một bình luận