Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn” Vợ Nhặt ” (Kim Lân)

By Autumn

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn” Vợ Nhặt ” (Kim Lân)

0 bình luận về “Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn” Vợ Nhặt ” (Kim Lân)”

  1. *Giá trị Hiện Thực:

    – Phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng tám: nạn đói khủng khiếp khiến bao người phải chịu cảnh sổ sở:

    + Con người chịu cảnh tang thương, cuộc sống ngày càng thê thảm: “Người chết như ngả rạ”, “ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường”, người sống mặt hốc hác u tối đi lại dật dờ như những bóng ma, xanh xám như những bóng ma, …

    + Không gian chỉ tòa những tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết.

    + Mùi gây của xác người, mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi khét của những đống rấm.

    – Đặc biệt, bữa cháo cám ngày đói nhà anh cu Tràng đã phản ánh cuộc sống thảm hại của con người.

    – Con người trong cái đói, cái khổ phải giành giật lấy sự sống cho chính mình: Tràng ngày ngày kéo xe cực khổ để sống qua ngày, bà cụ Tứ già cả vẫn phải đi làm, …

    – Nhận xét: ranh giới giữa người và ma, giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Không gian xóm ngụ cư không khác biệt nhiều với nghĩa địaGiá trị nhân đạo của tác phẩm.

    *Giá Trị Nhân Đạo:

    – Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.

    – Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn sống, vẫn khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống

    – Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT ????????????????

    Trả lời

Viết một bình luận