Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Đập đá ở Côn lôn”(nêu nội dung,nghệ thuật) “Làm trai đúng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lỡ núi non”

Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Đập đá ở Côn lôn”(nêu nội dung,nghệ thuật)
“Làm trai đúng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lỡ núi non”

0 bình luận về “Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Đập đá ở Côn lôn”(nêu nội dung,nghệ thuật) “Làm trai đúng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lỡ núi non””

  1. “Làm trai”vốn là. quan niệm truyền thống của người xưa mà ca dao đã nhắc tới : “làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.. Còn các nhà nho như Nguyến Công Trứ thì tâm niệm : “Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Như vậy người trai phải là người có ý chí,có công danh sự nghiệp lớn lao,được lưu cùng sử sách. Với Phan Châu Trinh, thì chí làm trai lại gắn sự nghiệp lớn ấy vào công việc cụ thể là tìm đường cứu nước. Chí làm trai ấy được ông đặt trong vị trí không gian cụ thể là giữa  đất Côn Lôn cũng là khi  ông đang bị tù đày mất tự do . Hình tượng người trai ấy còn được đặt giữa trung tâm của bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ . Và giữa bối cảnh không gian mênh mông đó thì tư thế người trai được miêu tả đặc sắc nhất trong câu thứ 2 “Lừng lấy làm cho lở núi non”. Lừng lẫy” là ngạo nghễ, lẫm liệt, có tầm vóc lớn lao kì vĩ, có sức mạnh tiềm tàng… Đập đá là công việc phải dùng búa và sức người để phá núi, bê những tảng đá to, rất nặng, di chuyển tới chỗ khác rồi dùng búa đập cho vỡ nhỏ ra, cứ thế rất nhiều lần nhiều ngày. – “Làm cho lở núi non” là kết quả to lớn của công việc đập đá. Tính từ “Lừng lẫy”kết hợp với cụm động từ “Lở núi non” còn giúp ta  hình dung tưởng tượng được những gì khi những nhát búa đập vào đá núi là 1 hình ảnh rất thực,ta như nghe thấy được âm thanh của tiếng đập đá vang trong không gian và rõ ràng trong cảm nhận của Phan Châu Trinh làm cho “Lở núi non” là làm cho long trời lở đất. Có thể nói ngay từ những dòng thơ đầu tiên, bức chân dung người tù cách mạng đã dựng lên sừng sững giữa thiên nhiên,sánh ngang tầm trời đất.

    Bình luận

Viết một bình luận