phân tích hiệu quả của phép tu từ trong câu ca dao sau “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

By Melanie

phân tích hiệu quả của phép tu từ trong câu ca dao sau
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

0 bình luận về “phân tích hiệu quả của phép tu từ trong câu ca dao sau “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày””

  1. “Cày đồng đang buổi ban trưa

    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

    Trong bài ca dao trên, người xưa đã sử dụng biện pháp nói quá, so sánh để làm nổi bật lên nỗi khổ nhọc của những người nông dân. Phép tu từ nói quá được thể hiện rõ ở cụm từ ” mưa ruộng cày “. So sánh “mồ hôi” với “mưa ruộng cày”. Hai phép tu từ góp mặt trong bài ca dao góp phần tăng sức biểu cảm và nhằm nhấn mạnh, nổi bật nội dung bài. Qua đó còn giúp ta cảm nhận rõ được sự mệt nhọc, vất vả, cực khổ của những người nông dân. Đó là vào những buổi trưa nắng gắt – thời điểm nghỉ ngơi mà những người nông dân phải vác người ra đồng để làm việc. Những giọt mồ hôi rơi xuống như “trút nước” đã tạo nên sự tinh túy của trời đất là hạt gạo. Những hạt gạo đem lại cho con người nguồn sống. Những hạt gạo này đáng được trân trọng và những người nông dân càng đáng để ta tôn trọng, quý mến hơn cả vì sức lao động của họ dành cho chúng ta.

    Trả lời
  2.  Với việc sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc câu ca dao đã nói lên nỗi vất vả , cực nhọc của người nông dân . So sánh , nói quá ” mồ hôi ” với ” mưa ruộng cày” . Ta thấy người nông dân làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt , vào buổi ban trưa . Đó là khoảng thời gian mọi người  nghỉ ngơi sau một buổi sáng làm việc vất vả thì họ lại ra đồng làm việc , Thời tiết khanh khô , nóng nực , rọt mồ hôi của họ ướt đẫm , tuôn rơi . Có thể nói , đây là giọt mồ hôi của lao động , của sự cực nhọc cảu người nông dân để làm ra những bát cơm ngọt bùi , vì thế  chúng ta phải biết trân trọng hạt gạo _ hạt vàng.

    Trả lời

Viết một bình luận