Phân tích hình ảnh của người phụ nữ trong bài ca dao đứng bên ni đồng
0 bình luận về “Phân tích hình ảnh của người phụ nữ trong bài ca dao đứng bên ni đồng”
Hai câu cuối trong bài ca dao là:”Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” đã thể hiện được vẻ đẹp lao động của người nông dân cũng như của người con gái độ tuổi xuân thì. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc trong ca dao than thân, thân em được so sánh với chẽn lúa đòng đòng. Chẽn lúa đòng đòng là bông lúa đang thời kỳ trổ bông tràn ngập sức sống. So sánh người phụ nữ với chẽn lúa đòng đòng chính là ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn ngập năng lượng của người phụ nữ cũng như ca ngợi vẻ đẹp của lao động. “Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” chính là thể hiện được vẻ đẹp uyển chuyển, thướt tha kiều diễm của người con gái. Dù cho lao động có mệt nhọc thì họ vẫn mang vẻ đẹp dịu dàng, uyển chuyển. Tóm lại, hai câu cuối là ca ngợi vẻ đẹp của người con gái cũng như ngợi ca vẻ đẹp của lao động trong sản xuất xưa.
Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối của bài tưởng như không liên hệ với nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ ngầm. Hai dòng thơ dầu ca ngợi vẻ đẹp trù phú, bát ngát của cánh đồng quê hương. Hai câu thơ cuối là lời ca ngợi vẻ đẹp của cô thôn nữ. Hơn nữa vẻ đẹp ấy còn được ví như “chẽn lúa đòng đòng”. Cô gái chính là một phần của vẻ đẹp quê hương. Chính cô đã góp phần tạo nên. Vẻ đẹp trù phú cho cánh đồng và đồng thời cánh đồng như phông nền tỏa ngời lên vẻ đẹp duyên dáng, khỏe khoắn ở cả hình dáng và tâm hồn của cô thôn nữ.
Vậy, nên hiểu đây là lời của chàng trai hay lời một cô gái? Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng và ca ngợi vẻ đẹp của cô gái như một lời bày tỏ tình cảm một cách kín đáo với cô. Cũng có thể hiểu đây là lời cô gái tự hào về vẻ đẹp quê hương và ý thức vẻ đẹp của chính mình.
Tuy nhiên, nên hiểu theo cách thứ hai là lời của cô gái thì sát hợp hơn. Bởi một trong những nội dung quan trọng thứ hai của chùm ca dao “thân em” không chỉ là than thân mà còn là ý thức về vẻ đẹp bản thân. Người phụ nữ nhận rõ giá trị của vẻ đẹp bản thân như dải lụa dào mềm mại, như giếng giữa đàng trong mát hay như cây quế ngát hương… Tuy thế, vẻ đẹp ấy lại hoàn toàn đối lập với thân phận chìm nổi của họ. Vậy thì bài ca dao này quả là ngoại lệ độc đáo. Gắn mình với vẻ đẹp quê hương, người thôn nữ với giọng điệu lạc quan, khỏe khoắn
Hai câu cuối trong bài ca dao là:”Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” đã thể hiện được vẻ đẹp lao động của người nông dân cũng như của người con gái độ tuổi xuân thì. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc trong ca dao than thân, thân em được so sánh với chẽn lúa đòng đòng. Chẽn lúa đòng đòng là bông lúa đang thời kỳ trổ bông tràn ngập sức sống. So sánh người phụ nữ với chẽn lúa đòng đòng chính là ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn ngập năng lượng của người phụ nữ cũng như ca ngợi vẻ đẹp của lao động. “Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” chính là thể hiện được vẻ đẹp uyển chuyển, thướt tha kiều diễm của người con gái. Dù cho lao động có mệt nhọc thì họ vẫn mang vẻ đẹp dịu dàng, uyển chuyển. Tóm lại, hai câu cuối là ca ngợi vẻ đẹp của người con gái cũng như ngợi ca vẻ đẹp của lao động trong sản xuất xưa.
Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối của bài tưởng như không liên hệ với nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ ngầm. Hai dòng thơ dầu ca ngợi vẻ đẹp trù phú, bát ngát của cánh đồng quê hương. Hai câu thơ cuối là lời ca ngợi vẻ đẹp của cô thôn nữ. Hơn nữa vẻ đẹp ấy còn được ví như “chẽn lúa đòng đòng”. Cô gái chính là một phần của vẻ đẹp quê hương. Chính cô đã góp phần tạo nên. Vẻ đẹp trù phú cho cánh đồng và đồng thời cánh đồng như phông nền tỏa ngời lên vẻ đẹp duyên dáng, khỏe khoắn ở cả hình dáng và tâm hồn của cô thôn nữ.
Vậy, nên hiểu đây là lời của chàng trai hay lời một cô gái? Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng và ca ngợi vẻ đẹp của cô gái như một lời bày tỏ tình cảm một cách kín đáo với cô. Cũng có thể hiểu đây là lời cô gái tự hào về vẻ đẹp quê hương và ý thức vẻ đẹp của chính mình.
Tuy nhiên, nên hiểu theo cách thứ hai là lời của cô gái thì sát hợp hơn. Bởi một trong những nội dung quan trọng thứ hai của chùm ca dao “thân em” không chỉ là than thân mà còn là ý thức về vẻ đẹp bản thân. Người phụ nữ nhận rõ giá trị của vẻ đẹp bản thân như dải lụa dào mềm mại, như giếng giữa đàng trong mát hay như cây quế ngát hương… Tuy thế, vẻ đẹp ấy lại hoàn toàn đối lập với thân phận chìm nổi của họ. Vậy thì bài ca dao này quả là ngoại lệ độc đáo. Gắn mình với vẻ đẹp quê hương, người thôn nữ với giọng điệu lạc quan, khỏe khoắn