Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( no mạng)

By Genesis

Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( no mạng)

0 bình luận về “Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( no mạng)”

  1. “Nhớ rừng” là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào ‘Thơ mới”. Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ “Nhớ rừng” đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỉ qua.

    1. Con hổ được thi sĩ nói đến với bao cảm thông và ngưỡng mộ. Nó đang nằm trong cũi sắt vườn Bách thú. Chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng uất hận “gậm một khối căm hờn”, muốn cắn nát, muốn nhai vụn mọi uất ức căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành “một khối” trong lòng bấy lâu nay. Không căm hờn sao được khi phải “nằm dài trông ngày tháng dần qua” trong cũi sắt? Không uất ức, cay đắng sao được khi chúa sơn lâm “oai linh rừng thắm” đang bị lũ người ”giương mắt bé giễu”, đang trở thành “thứ đồ chơi”, với cặp báo “vô tư lự’ trong vườn Bách thảo? Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hố mất tự do đầy ám ảnh:

    “Gậm một khỏi căm hờn trong cũi sắt

    2. Hổ nhớ rừng là nhớ đến những kỉ niệm chói lọi một thời vàng son, một thời oanh liệt. Cảnh vật tráng lệ. Nhạc của thơ cũng là nhạc của rừng:

    “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

    Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

     Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

    – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

    Các luyến láy, điệp ngữ: “đâu những đêm vàng…”, “đâu những ngày mưa…”, “đâu những bình minh…”, “đâu những chiều…”, “nay còn đâu” xuất hiện nối tiếp trong năm câu hỏi tu từ tạo nên nhạc điệu du dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt nay đã trở thành hoài niệm, quá vãng. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà, nhớ suối, nhớ trăng. Nhớ cảnh giang san trong màn mưa rừng. Nhớ “cây xanh nắng gội”. Nhớ chim hót tưng bừng lúc bình minh. Nhớ mặt trời gay gắt trong khoảnh khắc hoàng hôn…Nỗi nhớ tiếc ấy là nỗi đau buồn bị tước đoạt mất tự do, cũng là nỗi khát khao tự do. Thế Lữ đã sáng tạo nên những vần 1 thơ giàu hình tượng và nhạc điệu, dào dạt cảm xúc để thể hiện nỗi nhớ rừng của  hùm thiêng sa cơ… Một tiếng than như xiết lấy lòng người, khêu gợi và lay tỉnh:

      “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

    Trả lời

Viết một bình luận