0 bình luận về “Phân tích hộ mình văn bản : Chiếu rời đô !”
Chiếu dời đô” là áng văn chính luận, lí lẽ sắc bén dưới cái nhìn vượt thời đại của vua Lý Thái Tổ. Tác phẩm ra đời không chỉ để thông báo quyết định rời kinh thành từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội) mà còn cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một minh quân dân chủ, thấu ý trời tỏ lòng dân.
Vua Lý Công Uẩn được biết đến là vị vua ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội, có giá trị to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Đương thời, ông nhận thấy kinh thành Hoa Lư không còn phù hợp cho việc giao thương buôn bán, vì thế nhà vua đã đưa ra quyết định rời kinh thành từ Hoa Lư tới Đại La, nay là Thăng Long, Hà Nội. Và “Chiếu dời đô” khi được ban hành xuống đã trở thành một tác phẩm trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn mang ý nghĩa nhân văn, văn học sâu sắc.
Chiếu là loại văn thể hiện tư tưởng lớn lao có sự ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước; mang nội dung thông báo một mệnh lệnh, một quyết định của vua chúa cho dân chúng được biết. Với “Chiếu dời đô”, ta thấy nó mang đặc trưng chung của thể chiếu, tuy nhiên có những nét rất riêng với sự kết hợp giữa tâm tình và chất mệnh lệnh.
Tác phẩm được chia thành 2 phần, phần đầu tiên phân tích những lý do cần thiết phải dời kinh thành và phần 2 là lý do tại sao chọn Đại La làm kinh đô mới của đất nước. Thông qua những bài học lịch sử, dẫn chứng những ví dụ chuyển kinh đô của nước bạn Trung Quốc. Chuyện rời đô từ xưa không còn là chuyện hiếm, mục đích cuối cùng cũng vì sự hưng thịnh của quốc gia.
Kinh thành Hoa Lư với núi non hiểm trở không còn phù hợp trong thời bình, với lợi thế và địa hình núi rừng như vậy chỉ phù hợp trong thời chiến còn khi hòa bình lại trở thành khó khăn. Nhân dân lúc này cần một nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi để thúc đẩy giao lưu và buôn bán. Bộ máy hành chính cần được đặt ở trung tâm của đất nước. Và dời đô lúc này chính là hợp ý trời và thuận lòng dân.
Lý Công Uẩn đã chứng minh rằng Đại La xứng đáng là kinh đô của nước Việt muôn đời “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
Thành Đại La dưới góc nhìn và phân tích của nhà vua hiện lên là vị trí trung tâm của đất nước, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Có thể rồng cuộn hổ ngồi, địa hình đa dạng, khoáng đạt, mở ra bốn hướng tiện cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Thành Đại la sở hữu mọi điều kiện để trở thành kinh đô mới của Đại Việt ta.
“Chiếu dời đô” là áng văn chính luận có giá trị sâu sắc, thể hiện tài năng, tầm nhìn xa trông rộng bắt nguồn từ thực tế lịch sử vì một Đại Việt hùng mạnh trong tương lai.
Chiếu dời đô” là áng văn chính luận, lí lẽ sắc bén dưới cái nhìn vượt thời đại của vua Lý Thái Tổ. Tác phẩm ra đời không chỉ để thông báo quyết định rời kinh thành từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội) mà còn cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một minh quân dân chủ, thấu ý trời tỏ lòng dân.
Vua Lý Công Uẩn được biết đến là vị vua ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội, có giá trị to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Đương thời, ông nhận thấy kinh thành Hoa Lư không còn phù hợp cho việc giao thương buôn bán, vì thế nhà vua đã đưa ra quyết định rời kinh thành từ Hoa Lư tới Đại La, nay là Thăng Long, Hà Nội. Và “Chiếu dời đô” khi được ban hành xuống đã trở thành một tác phẩm trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn mang ý nghĩa nhân văn, văn học sâu sắc.
Chiếu là loại văn thể hiện tư tưởng lớn lao có sự ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước; mang nội dung thông báo một mệnh lệnh, một quyết định của vua chúa cho dân chúng được biết. Với “Chiếu dời đô”, ta thấy nó mang đặc trưng chung của thể chiếu, tuy nhiên có những nét rất riêng với sự kết hợp giữa tâm tình và chất mệnh lệnh.
Tác phẩm được chia thành 2 phần, phần đầu tiên phân tích những lý do cần thiết phải dời kinh thành và phần 2 là lý do tại sao chọn Đại La làm kinh đô mới của đất nước. Thông qua những bài học lịch sử, dẫn chứng những ví dụ chuyển kinh đô của nước bạn Trung Quốc. Chuyện rời đô từ xưa không còn là chuyện hiếm, mục đích cuối cùng cũng vì sự hưng thịnh của quốc gia.
Kinh thành Hoa Lư với núi non hiểm trở không còn phù hợp trong thời bình, với lợi thế và địa hình núi rừng như vậy chỉ phù hợp trong thời chiến còn khi hòa bình lại trở thành khó khăn. Nhân dân lúc này cần một nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi để thúc đẩy giao lưu và buôn bán. Bộ máy hành chính cần được đặt ở trung tâm của đất nước. Và dời đô lúc này chính là hợp ý trời và thuận lòng dân.
Lý Công Uẩn đã chứng minh rằng Đại La xứng đáng là kinh đô của nước Việt muôn đời “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
Thành Đại La dưới góc nhìn và phân tích của nhà vua hiện lên là vị trí trung tâm của đất nước, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Có thể rồng cuộn hổ ngồi, địa hình đa dạng, khoáng đạt, mở ra bốn hướng tiện cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Thành Đại la sở hữu mọi điều kiện để trở thành kinh đô mới của Đại Việt ta.
“Chiếu dời đô” là áng văn chính luận có giá trị sâu sắc, thể hiện tài năng, tầm nhìn xa trông rộng bắt nguồn từ thực tế lịch sử vì một Đại Việt hùng mạnh trong tương lai.