0 bình luận về “Phân tích khổ 1 bài Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử”
Hàn Mặc Tử – thi nhân của những mối tình “khuấy” mãi khống thành khối. Tử yêu nhiều nhưng chua xót nhận ra rằng: Trăng là người bạn tình và là người bạn tình chung thuỷ cuối cùng của đời mình. Hoàng Thị Kim Cúc- một thiếu nữ thôn Vĩ Dạ là mối tình đầu của Hàn Mặc Tử, hai người quen nhau ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử yêu thầm yêu Hoàng Thị Kim Cúc từ năm 1936, nhưng vì rụt rè nên chỉ dám bộc bạch tâm sự cùng thơ. Năm 1939 biết Tử bị mắc bệnh nan y, lại được người khác nhắc nhờ, thúc giục, Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng thi nhân Hàn Mặc Tử bưu ảnh phong cảnh có thuyền và bến, kèm theo mấy dòng hỏi thăm để an ủi mà không kí tên, nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí tưởng tượng, cảm hứng, và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử. Đọc bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” người vô tâm mấy cũng không thể không nhớ khổ thơ đầu :
Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Đây thôn Vĩ Dạ cho ta gặp một cái tôi trữ tình dau thương và khao khát. Câu thơ mở đầu phảng phất chút riêng tư của tác giả:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu thơ mở đầu là câu hỏi tu từ với nhiều sắc thái. Vừa là câu hỏi nhưng lại gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi thiết tha của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ. Song đây cũng là lời nhà thơ tự trách mình, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa mong được về lại thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng chứa bảy thanh bằng đi liền nhau làm cho âm điệu trách móc cứ dịu nhẹ đi, lời trách nhẹ nhàng mà tha thiết và bâng khuâng. Thôn Vĩ có cái gì đặc biệt và hấp dẫn mà lời mời lại tha thiết đến vậy? Câu hỏi thấm thía một nỗi niềm nuối tiếc, day dứt vọng lên từ trong lòng nhà thơ khi giờ đây dù thôn Vĩ có thơ mộng đến đâu thì thi sĩ cũng chỉ có thể trở về trong tâm tưởng. Thơ Hàn Mặc Tử là thơ hướng nội. Câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” có thể là câu tự văn của chính bản thân ông. “Anh” ở đây là đại từ nhân xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, chứ không phải ngôi thứ hai. Một câu hỏi mang tính chất giãi bày. Câu thơ thể hiện niềm nuối tiếc. Dòng thơ đượm buồn, có pha chút hối hận. Cả bài Đây thôn Vĩ Dạ phải chăng là để trả lời câu hỏi đã đạt ra ở câu đầu tiên của bài thơ
Đối với Hàn Mặc Tử, câu thơ vừa ngọt ngào vừa gợi mở vừa trách móc ấy đã làm hồi sinh, bừng dậy trong nhà thơ bao kỷ niệm về một Vĩ Dạ mộng và thơ. Ngay sau đó là thế giới sự sống hiện ra qua cảnh và người thôn Vĩ, qua hoài niệm của thi nhân ở bao thơ tiếp:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Hình ảnh “Nắng hàng cau nắng mới lên” gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết. Cau là cây cao nhất trong vườn nên sớm đón được những tia nắng đầu tiên của một ngày vì thế nắng hàng cay là nắng thanh tân, tinh khôi. Ánh nắng chiếu vào thân cau đổ bóng xuống khu vườn, thân cau thẳng lại chia thành nhiều đốt điều đặn bởi vậy mà cau như cây thước của thiên nhiên được dựng sẵn trong vườn để đo mức nắng. Loài cây ấy lại chiếu rọi bởi một một thứ ánh nắng đặc biệt, nắng mới lên, nắng đầu tiên của một ngày ấm áp.
Trước khi tạo nên bài Đây thôn Vĩ Dạ bất hủ này. Hàn Mặc Tử đã có lần đi qua khu vườn nhà Hoàng Thị Kim Cúc ở bến Vĩ Dạ, nhưng chỉ đứng ở cổng mà nhìn vào. Ấn tượng sâu sắc đầu tiên còn lại trong độc giả khi đọc khổ thơ đầu là cảnh “bến Vĩ Dạ lúc hừng đông”. Qua cảnh này, Tử muốn gửi gắm những tâm sự kín đáo nào đây? Trong muốn vàn cây, lá của Vĩ Dạ, nhà thơ nhắc đến hàng cau tắm nắng bình minh. Từ khi xưa, cây cau vẫn gợi mối tình đôi lứa, bằng biện pháp nghệ thuật tăng cấp, nhà thơ đã nhấn mạnh ý “nắng mới lên”, “xanh như ngọc”. Nắng bình minh thì đẹp thật, nhưng qua cái nhìn của thi nhân lãng mạn nó cũng trôi qua rất nhanh.
Khu vườn “mướt” hàm chứa ý nghĩa của tính từ ướt và láng bóng thể hiện vẻ mượt mà, non tơ, óng chuốt, mơn mởn xanh tươi. Vẻ đẹp ấy đã khiến nhà thơ phải trầm trồ say đắm. Hình ảnh so sáng “xanh như ngọc: Sương đêm ướt đẫm cỏ cây hoa lá. Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng, trông “mướt quá” một màu xanh ngọc bích. Trong ánh nắng của buổi sớm mai, hình ảnh vườn tược buổi bình minh hiện lên đầy sức sống. Ta có thể hiểu được thông qua điểm nhìn bao quát toàn bộ khu vườn của tác giả. Tất cả hòa hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú. Câu thơ là một bức tranh quê rực rỡ, tươi mới và tràn đầy sức sống. Thi sĩ đang muốn tuyệt đối hòa vẻ đẹp cao quý, cao sang của đối tượng. Qua đó thấy được niềm thiết tha với cuộc đời trần thế của chủ thể trữ tình.
Trong khu vườn xinh đẹp ấy thấp thoáng có bóng người sau khóm trúc. Hình ảnh con người thôn Vĩ hiện lên với khuôn mặt chữ điền
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
Hình ảnh lá trúc góp phần làm rõ thêm tính quyền quý của khu vườn Vĩ Dạ. Khuôn mặt chữ điền bị lá trúc che ngang lâu naỵ đã trở thành lời thách đố đối với bao nhiêu bạn yêu thơ. Nhiều người đồng tình khẳng định khuôn măt chữ điền là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành, trung thực, ca dao Huế đã từng có câu :
Mặt em vuông tựa chữ điền Da em thì trắng, áo đen măc ngoài Lòng em có đất có trời Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Lá trúc ấy phải ở trong vườn ngọc kia, nó che khuất, che lấp cả sự phúc hậu, hiền lành, trung thực; Phải chăng nó thực sự trở thành trở lực ngăn cách tình người. Nó làm cho “Gió theo lối gió, mây đường máy”; nó tạo nên “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” ; nó kết lại trong một lời trách:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà
Câu kết bài thơ đã trả lời khá đầy đủ lí do “Sao anh không về chơi thốn Vĩ? Chỉ thiên về việc khai thác vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người xứ Huế, có thể người bình thơ sẽ mắc phải sai lầm là không hiểu hết bi kịch tình yêu của Hàn Mặc Tử. Khi ông viết Đây thôn Vĩ Dạ thì tình cảm của thi nhân với Hoàng Thị Kim Cúc cũng chỉ còn trong quá vãng. Hơn nữa, ông lại đang ở trong tình trạng hoang mang, bi quan đến cực độ khi biết mình bị bênh nan y. Khổ thơ đầu nói riêng và cả bài “Đây thôn Vĩ Dạ” nói chung do vậy vẫn nằm trong cảm hứng “đau thương” của Hàn Mặc Tử.????
“Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ thể hiện niềm yêu đời, yêu người thiết tha của Hàn Mặc Tử. Ngay từ câu thơ đầu tiên, âm điệu của câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” đã thể hiện niềm say mê với cuộc đời đến mức thương tâm. Câu hỏi ấy vừa như để hỏi, vừa để nhắc nhở, trách móc. Thực ra, câu hỏi ấy đặt ra không phải để đối thoại, cốt chỉ để thi sĩ tự bộc bạch lòng mình. Thôn Vĩ trở thành niềm khắc khoải của Hàn Mặc Tử. Ba câu sau đã vẽ nên cảnh thiên nhiên thôn Vĩ. Này là hàng cau, là vườn xanh, là lá trúc che ngang, lag gương mặt ai lấp ló. Cây cau là loài cây cao nhất trong khu vườn, cũng là loài cây nhận ánh nắng ban mai đầu tiên trong ngày. Thơ Hàn Mặc Tử có nắng chang chang, nắng ửng, nắng loạn, nắng tươi,… nhưng tuyệt nhiên, thứ nắng mai trong “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn tinh khiết, trong lành nhất. Chuyển điểm nhìn tới thấp hơn, ta thấy hiện lên màu xanh như ngọc thật độc đáo. Sắc xanh ngọc kiến cho khu vườn mang một vẻ sang trọng, quý phái. Trong khu vườn kia, có chiếc lá trúc thanh mảnh che ngang gương mặt chữ điền. Chẳng rõ đấy là khuôn mặt của ai, của đàn ông hay đàn bà. Khuôn mặt thấp thoáng sau lá trúc cứ hư hư thực thực khó mà xác định. Khu vườn hiện lên đầy trong lành, tươi đẹp. Sau vẻ đẹp ấy chính là nỗi niềm khát khao sống với cuộc đời tràn đầy sức sống của Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử – thi nhân của những mối tình “khuấy” mãi khống thành khối. Tử yêu nhiều nhưng chua xót nhận ra rằng: Trăng là người bạn tình và là người bạn tình chung thuỷ cuối cùng của đời mình. Hoàng Thị Kim Cúc- một thiếu nữ thôn Vĩ Dạ là mối tình đầu của Hàn Mặc Tử, hai người quen nhau ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử yêu thầm yêu Hoàng Thị Kim Cúc từ năm 1936, nhưng vì rụt rè nên chỉ dám bộc bạch tâm sự cùng thơ. Năm 1939 biết Tử bị mắc bệnh nan y, lại được người khác nhắc nhờ, thúc giục, Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng thi nhân Hàn Mặc Tử bưu ảnh phong cảnh có thuyền và bến, kèm theo mấy dòng hỏi thăm để an ủi mà không kí tên, nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí tưởng tượng, cảm hứng, và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử. Đọc bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” người vô tâm mấy cũng không thể không nhớ khổ thơ đầu :
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Đây thôn Vĩ Dạ cho ta gặp một cái tôi trữ tình dau thương và khao khát. Câu thơ mở đầu phảng phất chút riêng tư của tác giả:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu thơ mở đầu là câu hỏi tu từ với nhiều sắc thái. Vừa là câu hỏi nhưng lại gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi thiết tha của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ. Song đây cũng là lời nhà thơ tự trách mình, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa mong được về lại thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng chứa bảy thanh bằng đi liền nhau làm cho âm điệu trách móc cứ dịu nhẹ đi, lời trách nhẹ nhàng mà tha thiết và bâng khuâng. Thôn Vĩ có cái gì đặc biệt và hấp dẫn mà lời mời lại tha thiết đến vậy? Câu hỏi thấm thía một nỗi niềm nuối tiếc, day dứt vọng lên từ trong lòng nhà thơ khi giờ đây dù thôn Vĩ có thơ mộng đến đâu thì thi sĩ cũng chỉ có thể trở về trong tâm tưởng. Thơ Hàn Mặc Tử là thơ hướng nội. Câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” có thể là câu tự văn của chính bản thân ông. “Anh” ở đây là đại từ nhân xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, chứ không phải ngôi thứ hai. Một câu hỏi mang tính chất giãi bày. Câu thơ thể hiện niềm nuối tiếc. Dòng thơ đượm buồn, có pha chút hối hận. Cả bài Đây thôn Vĩ Dạ phải chăng là để trả lời câu hỏi đã đạt ra ở câu đầu tiên của bài thơ
Đối với Hàn Mặc Tử, câu thơ vừa ngọt ngào vừa gợi mở vừa trách móc ấy đã làm hồi sinh, bừng dậy trong nhà thơ bao kỷ niệm về một Vĩ Dạ mộng và thơ. Ngay sau đó là thế giới sự sống hiện ra qua cảnh và người thôn Vĩ, qua hoài niệm của thi nhân ở bao thơ tiếp:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Hình ảnh “Nắng hàng cau nắng mới lên” gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết. Cau là cây cao nhất trong vườn nên sớm đón được những tia nắng đầu tiên của một ngày vì thế nắng hàng cay là nắng thanh tân, tinh khôi. Ánh nắng chiếu vào thân cau đổ bóng xuống khu vườn, thân cau thẳng lại chia thành nhiều đốt điều đặn bởi vậy mà cau như cây thước của thiên nhiên được dựng sẵn trong vườn để đo mức nắng. Loài cây ấy lại chiếu rọi bởi một một thứ ánh nắng đặc biệt, nắng mới lên, nắng đầu tiên của một ngày ấm áp.
Trước khi tạo nên bài Đây thôn Vĩ Dạ bất hủ này. Hàn Mặc Tử đã có lần đi qua khu vườn nhà Hoàng Thị Kim Cúc ở bến Vĩ Dạ, nhưng chỉ đứng ở cổng mà nhìn vào. Ấn tượng sâu sắc đầu tiên còn lại trong độc giả khi đọc khổ thơ đầu là cảnh “bến Vĩ Dạ lúc hừng đông”. Qua cảnh này, Tử muốn gửi gắm những tâm sự kín đáo nào đây? Trong muốn vàn cây, lá của Vĩ Dạ, nhà thơ nhắc đến hàng cau tắm nắng bình minh. Từ khi xưa, cây cau vẫn gợi mối tình đôi lứa, bằng biện pháp nghệ thuật tăng cấp, nhà thơ đã nhấn mạnh ý “nắng mới lên”, “xanh như ngọc”. Nắng bình minh thì đẹp thật, nhưng qua cái nhìn của thi nhân lãng mạn nó cũng trôi qua rất nhanh.
Khu vườn “mướt” hàm chứa ý nghĩa của tính từ ướt và láng bóng thể hiện vẻ mượt mà, non tơ, óng chuốt, mơn mởn xanh tươi. Vẻ đẹp ấy đã khiến nhà thơ phải trầm trồ say đắm. Hình ảnh so sáng “xanh như ngọc: Sương đêm ướt đẫm cỏ cây hoa lá. Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng, trông “mướt quá” một màu xanh ngọc bích. Trong ánh nắng của buổi sớm mai, hình ảnh vườn tược buổi bình minh hiện lên đầy sức sống. Ta có thể hiểu được thông qua điểm nhìn bao quát toàn bộ khu vườn của tác giả. Tất cả hòa hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú. Câu thơ là một bức tranh quê rực rỡ, tươi mới và tràn đầy sức sống. Thi sĩ đang muốn tuyệt đối hòa vẻ đẹp cao quý, cao sang của đối tượng. Qua đó thấy được niềm thiết tha với cuộc đời trần thế của chủ thể trữ tình.
Trong khu vườn xinh đẹp ấy thấp thoáng có bóng người sau khóm trúc. Hình ảnh con người thôn Vĩ hiện lên với khuôn mặt chữ điền
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
Hình ảnh lá trúc góp phần làm rõ thêm tính quyền quý của khu vườn Vĩ Dạ. Khuôn mặt chữ điền bị lá trúc che ngang lâu naỵ đã trở thành lời thách đố đối với bao nhiêu bạn yêu thơ. Nhiều người đồng tình khẳng định khuôn măt chữ điền là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành, trung thực, ca dao Huế đã từng có câu :
Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng, áo đen măc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Lá trúc ấy phải ở trong vườn ngọc kia, nó che khuất, che lấp cả sự phúc hậu, hiền lành, trung thực; Phải chăng nó thực sự trở thành trở lực ngăn cách tình người. Nó làm cho “Gió theo lối gió, mây đường máy”; nó tạo nên “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” ; nó kết lại trong một lời trách:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Câu kết bài thơ đã trả lời khá đầy đủ lí do “Sao anh không về chơi thốn Vĩ? Chỉ thiên về việc khai thác vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người xứ Huế, có thể người bình thơ sẽ mắc phải sai lầm là không hiểu hết bi kịch tình yêu của Hàn Mặc Tử. Khi ông viết Đây thôn Vĩ Dạ thì tình cảm của thi nhân với Hoàng Thị Kim Cúc cũng chỉ còn trong quá vãng. Hơn nữa, ông lại đang ở trong tình trạng hoang mang, bi quan đến cực độ khi biết mình bị bênh nan y. Khổ thơ đầu nói riêng và cả bài “Đây thôn Vĩ Dạ” nói chung do vậy vẫn nằm trong cảm hứng “đau thương” của Hàn Mặc Tử.????
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
“Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ thể hiện niềm yêu đời, yêu người thiết tha của Hàn Mặc Tử. Ngay từ câu thơ đầu tiên, âm điệu của câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” đã thể hiện niềm say mê với cuộc đời đến mức thương tâm. Câu hỏi ấy vừa như để hỏi, vừa để nhắc nhở, trách móc. Thực ra, câu hỏi ấy đặt ra không phải để đối thoại, cốt chỉ để thi sĩ tự bộc bạch lòng mình. Thôn Vĩ trở thành niềm khắc khoải của Hàn Mặc Tử. Ba câu sau đã vẽ nên cảnh thiên nhiên thôn Vĩ. Này là hàng cau, là vườn xanh, là lá trúc che ngang, lag gương mặt ai lấp ló. Cây cau là loài cây cao nhất trong khu vườn, cũng là loài cây nhận ánh nắng ban mai đầu tiên trong ngày. Thơ Hàn Mặc Tử có nắng chang chang, nắng ửng, nắng loạn, nắng tươi,… nhưng tuyệt nhiên, thứ nắng mai trong “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn tinh khiết, trong lành nhất. Chuyển điểm nhìn tới thấp hơn, ta thấy hiện lên màu xanh như ngọc thật độc đáo. Sắc xanh ngọc kiến cho khu vườn mang một vẻ sang trọng, quý phái. Trong khu vườn kia, có chiếc lá trúc thanh mảnh che ngang gương mặt chữ điền. Chẳng rõ đấy là khuôn mặt của ai, của đàn ông hay đàn bà. Khuôn mặt thấp thoáng sau lá trúc cứ hư hư thực thực khó mà xác định. Khu vườn hiện lên đầy trong lành, tươi đẹp. Sau vẻ đẹp ấy chính là nỗi niềm khát khao sống với cuộc đời tràn đầy sức sống của Hàn Mặc Tử.