Phân tích khổ 5,6 bài bếp lửa (copy cx dc nhưng ít thôi nha)

Phân tích khổ 5,6 bài bếp lửa (copy cx dc nhưng ít thôi nha)

0 bình luận về “Phân tích khổ 5,6 bài bếp lửa (copy cx dc nhưng ít thôi nha)”

  1. MB : – Giới thiệu về tác giả Bằng Việt và bài thơ ” Bếp lửa”

    TB : – Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

    – Dẫn dắt và khái quát các khổ thơ trước để dẫn ra khổ thơ cần phân tích 

    – Cảm nhận khổ thơ : Khổ 5, khổ 6 : Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa

     * Suy ngẫm về cuộc đời bà

    – Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà

        + Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hhi sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí

        Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

        Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

        + Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu

    → Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai

    – Sự tần tảo, hi sinh của bà thể hiện: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời bà

        + Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt

       + Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, kí ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu

    – Hình ảnh bếp lửa kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà

        + Người cháu như phát hiện ra điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” : người cháu thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà

    KB : – Khẳng định giá trị của bài thơ

    – Khẳng định tình cảm bà cháu cao đẹp trong cuộc sống.

    BẠN LÀM THEO DÀN BÀI NÀY NHÉ

    Bình luận

Viết một bình luận