Phân tích khổ thơ 4,5 của bài Đoàn thuyền đánh Cá bày tỏ cảm nhận về thiên nhiên
Làm dùm mình với mai mình nộp rồi
Vote 5 sao cho TLHN
Phân tích khổ thơ 4,5 của bài Đoàn thuyền đánh Cá bày tỏ cảm nhận về thiên nhiên
Làm dùm mình với mai mình nộp rồi
Vote 5 sao cho TLHN
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Nghệ thuật liệt kê “cá nhục, cá chim,cá đé”, điệp từ “cá” và nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, liên tưởng: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”như khắc họa rõ từng đường nét, góp phần làm biển trở nên thơ mộng vô cùng. Cách diễn tả như vậy giúp ta cảm nhận được cái giàu đẹp của biển, vì tất cả ánh sáng, màu sắc đều là của cá và do cá tạo nên, cá chim, cá thu, cá nhụ, cá đé chính là tứ qúy của biển Đông.Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp, rất thơ mộng.Điều đó được tạo nên bởi sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với sắc màu của các loài cá trên biển.Vảy đen, hồng, lấp lánh trên biển, chan hòa trong ánh trăng “vàng choé”. Từng đàn cá song như những ngọn đuốc đen hồng vừa gợi lên sự giàu có, phong phú của biển cả, vừa gọi tả vẻ đẹp nên thơ, thú vị của biển cả.Nhìn đàn cá bơi lượn, nhà thơ lẳng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm.Không gian biển cả chao nghiêng vừa như thực, vừa như hư, đậm chất lãng mạn bay bổng.Đêm được nhân hóa như một sinh vật của đại dương; “Đêm thở”Sự tưởng tượng của nhà thơ thật phong phú và bất ngờ vì ánh sao in xuống nước, sống đẩy vào mạn thuyền tạo nên cảnh “sao lùa nước” khiến chúng ta cảm giác như đêm đang “thở”.Trong cái hơi thở ấy không chỉ có âm thanh của sóng, gió mà còn có hơi thở từ lồng ngực căng khỏe của các ngư dân.Hạ Long là một thắng cảnh bậc nhất của nước ta.Hạ Long trong đêm trăng mang vẻ đẹp thần tiên.Huy Cận với bút pháp lãng mạn và nhân hóa đã tả cảnh đánh cá trên Hạ Long trong một đêm trăng bằng nhiều hình ảnh tuyệt đẹpDấu hai chấm trong khổ thơ như sự giải thích độc đáo, làm ta có cảm giác không chỉ là gió tạo nên những con sóng nhấp nhô mà chính những vì tinh tú trên bầu trời in hình xuống mặt nước tạo nên những con sóng “sao lùa nước”.Câu thơ đậm chất gợi tả, tạo sự liên tưởng, lắng đọng sâu xa trong lòng người đọc.Biển trở nên xinh đẹp, lôi cuốn…Phải có đôi mắt tinh tế, tình yêu biển sâu đậm và một tâm hồn tràn đầy sức sống, Huy Cận mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của biển trời Hạ Long và viết lên những vần thơ tuyệt bút đến vậy.
Cùng với chất lãng mạn, bay bổng, người dân chài cất lời hát tả lại công việc lao động với niềm tự tin và yêu đời mãnh liệt:
“Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Bài hát căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui.Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây không phải là của con người mà ánh trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ vào mạn thuyền thành hình ảnh “nhịp trăng” gõ thuyền.Vũ trụ như cũng hòa cùng nhiệp điệu lao động của con người.Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc quan, ông như hòa nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả.Hai câu thơ: “Biển cho ta cá như lòng mẹ. Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh thể hiện sự giàu có, ân nghĩa, thủy chung của biển cả đồng thời là sự biết ơn biển cả của con người và sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui của những người lao động.
Biển ta giàu đẹp, bao dung. Biển đem hạnh phúc đến cho con người. Biển hào phóng cho con người nhiều tôm cá, muối, hải sản… Biển như lòng mẹ đã nuôi sống dân chài từ bao đời nay.Giọng thơ thật tự nhiên, tha thiết, chân thành.Hình ảnh so sánh “như lòng mẹ” quen thuộc, có sức truyền cảm mãnh liệt, thể hiện tình yêu biển, yêu đời chan chứa của những con người gắn bó với biển từ bao đời, bao thế hệ.Âm điệu thơ ỏ đây không sôi nổi, mạnh mẽ mà trầm lắng,ấm áp, ngọt ngào, da diết như làn điệu dân ca.