phân tích khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá
không copy và viết hay hay mình cho ctlhn
0 bình luận về “phân tích khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá
không copy và viết hay hay mình cho ctlhn”
Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 – 1945 xuất hiện nhiều cây bút tên tuổi: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm, Huy Cận… Dù nổi tiếng trong phong trào Thơ mới nhưng Huy Cận không muốn kết thúc cái thời thơ của mình ở đó. Năm 1942, ông hăng hái tham gia mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền Cách mạng. Để tìm nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước và niềm tin ở cuộc sống mới, năm 1958, nhà thơ đã nhiệt tình tham gia chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là thành quả của chuyến đi ấy. Đây là ba khổ thơ đầu khá đặc sắc của bài thơ này:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cả ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, say sưa, bay bổng về vẻ đẹp của lao động và người lao động trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng biển Hòn Gai thông qua cái nhìn hứng khởi của hồn thơ Huy Cận. Riêng ba khổ thơ trên, nhà thơ đã tập trung miêu tả cảnh lên đường và cảnh đoàn thuyền đánh cá giữa trời đêm thơ mộng.
Trước hết đến với hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất, Huy Cận đã vẽ một bức tranh hoàng hôn buông mình trên biển khơi với vẻ đẹp kì vĩ, chất chứa sắc màu Mỹ học:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Phép liên tưởng: mặt trời – biển – sóng; then – cửa kết hợp nghệ thuật so sánh tu từ (Mặt trời xuống biển như hòn lửa), nghệ thuật nhân hóa tu từ (Sóng đã cài then, đêm sập cửa), nghệ thuật đối ngữ tương hỗ (cài then >< sập cửa) đã giúp Huy Cận đặc tả và hoà mình vào sự vận động, tuần hoàn của tự nhiên, vũ trụ. Vũ trụ giống như một ngôi nhà to rộng. Màn đêm buông xuống là cánh cửa khổng lồ, còn những làn sóng nhấp nhô là chiếc then cài cửa một cách cẩn thận, chu đáo.
Trong cảnh thiên nhiên ấy, đoàn thuyền đánh cá bắt đầu xuất phát:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hai câu thơ cho ta thấy tầm vóc hiên ngang của người lao động hòa quyện với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Cảnh mặt trời tắt nắng không nặng nề, tăm tối đối với họ mà trở thành một thời điểm thích hợp để thực hiện công việc mang lại nhiều lợi ích. Do đó, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi như một đoàn quân sung sức, tràn đầy khí thế. Sóng gió không làm con người lo sợ mà trở thành bầu bạn. Những câu hát tràn ngập niềm vui cũng có sức đẩy mạnh mẽ như gió khơi. Hình ảnh liên tưởng theo bộ ba sự vật và hiện tượng. Cánh buồm – gió khơi – câu hát rất độc đáo, khỏe khoắn, có sức gợi tả cao. Chính câu hát và gió khơi đã làm giương to cánh buồm khao khát đời giông tố. Hình ảnh cánh buồm trong câu thơ này chợt gợi nhớ, gợi thương cánh buồm trong thơ Tế Hanh:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Bốn câu thơ tiếp theo, Huy Cận tiếp tục miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của ngư dân:
Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Trong câu thơ sảng khoái của những con người “ăn sóng nói gió” thể hiện niềm mơ ước về một chuyến đi biển thành công, mang về nhiều chiến lợi phẩm là cá. Nhà thơ khéo léo dùng hàng loạt hình ảnh nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở của sự liên tưởng: so sánh tu từ, nhân hóa tu từ, ẩn dụ tu từ, để mang đến cho độc giả những cảm xúc thẩm Mỹ về vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ đến huyền ảo của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng và sao. Đó là các hình ảnh: “cá bạc”, “đoàn thoi”, “dệt biển”, “luồng sáng”, “dệt lưới”. Có thể nói trí tưởng tượng nối dài của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực khách quan, bay bổng, trở nên lung linh, kì vĩ, làm tôn thêm vẻ đẹp muôn đời của vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng của Việt Nam.
Khổ thơ cuối tả cảnh đoàn thuyền đánh cá giữa biển đêm thi vị:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Biển thật khoáng đạt với gió, trăng, mây, với chiều cao (mây cao), chiều rộng (biển bằng) và chiều sâu (dò bụng biển).
Hình ảnh con người lao động hiện lên to cao, ngang tầm với vũ trụ hòà quyện với cảnh sắc lung linh của trời nước, gió mây. Con thuyền đánh cá lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm và lướt với vận tốc phi thường giữa cái vô hạn của trời, biển, giữa mây cao và biển bằng; vậy nên, con thuyền đánh cá không bé nhỏ mà khổng lồ. Lãng mạn hơn, con thuyền đánh cá còn là con thuyền thơ, nô đùa cùng cánh buồm no gió, ánh trăng thần tiên dịu mát. Do đó, công việc đánh cá cũng ngập tràn chất thơ. Và công cuộc đánh cá không đơn giản. Nó chẳng khác nào một trận đánh được thua. Ngư dân phải “thăm dò bụng biển” trước rồi sau đó “dàn đan thế trận”. Mỗi lần tung ra một mẻ lưới cần đảm bảo trúng luồng cá để khi đoàn thuyền trở về, các khoang thuyền đều nặng oằn, ăm ắp cá tươi ngon.
Tóm lại, Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là bài thơ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn là một bài ca cuộc đời mới giàu ý nghĩa. Điều này, trước Cách mạng tháng Tám, hồn thơ Huy Cận chưa có được. Chính ánh sáng chói chang của Cách mạng đã tái tạo hồn thơ ông, mạch thơ ông, soi đường dẫn lối cho ông đến những thành công vững chắc trên thi đàn. Có thể nói rằng, ba khổ thơ trên đây không chỉ khơi gợi ở độc giả niềm tự hào trước vẻ đẹp của biển Việt Nam, con người lao động Việt Nam mà còn đưa tinh thần chúng ta thâm nhập vào cái sâu xa, vô hạn của tự nhiên, nối cái khoảnh khắc hữu hạn của đời người vào cái vĩnh hằng, vô hạn của vũ trụ, thiên nhiên. Đó cũng chính là sức sống của thơ Huy Cận gần nửa thế kỉ qua.
Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 – 1945 xuất hiện nhiều cây bút tên tuổi: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm, Huy Cận… Dù nổi tiếng trong phong trào Thơ mới nhưng Huy Cận không muốn kết thúc cái thời thơ của mình ở đó. Năm 1942, ông hăng hái tham gia mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền Cách mạng. Để tìm nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước và niềm tin ở cuộc sống mới, năm 1958, nhà thơ đã nhiệt tình tham gia chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là thành quả của chuyến đi ấy. Đây là ba khổ thơ đầu khá đặc sắc của bài thơ này:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cả ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, say sưa, bay bổng về vẻ đẹp của lao động và người lao động trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng biển Hòn Gai thông qua cái nhìn hứng khởi của hồn thơ Huy Cận. Riêng ba khổ thơ trên, nhà thơ đã tập trung miêu tả cảnh lên đường và cảnh đoàn thuyền đánh cá giữa trời đêm thơ mộng.
Trước hết đến với hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất, Huy Cận đã vẽ một bức tranh hoàng hôn buông mình trên biển khơi với vẻ đẹp kì vĩ, chất chứa sắc màu Mỹ học:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Phép liên tưởng: mặt trời – biển – sóng; then – cửa kết hợp nghệ thuật so sánh tu từ (Mặt trời xuống biển như hòn lửa), nghệ thuật nhân hóa tu từ (Sóng đã cài then, đêm sập cửa), nghệ thuật đối ngữ tương hỗ (cài then >< sập cửa) đã giúp Huy Cận đặc tả và hoà mình vào sự vận động, tuần hoàn của tự nhiên, vũ trụ. Vũ trụ giống như một ngôi nhà to rộng. Màn đêm buông xuống là cánh cửa khổng lồ, còn những làn sóng nhấp nhô là chiếc then cài cửa một cách cẩn thận, chu đáo.
Trong cảnh thiên nhiên ấy, đoàn thuyền đánh cá bắt đầu xuất phát:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hai câu thơ cho ta thấy tầm vóc hiên ngang của người lao động hòa quyện với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Cảnh mặt trời tắt nắng không nặng nề, tăm tối đối với họ mà trở thành một thời điểm thích hợp để thực hiện công việc mang lại nhiều lợi ích. Do đó, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi như một đoàn quân sung sức, tràn đầy khí thế. Sóng gió không làm con người lo sợ mà trở thành bầu bạn. Những câu hát tràn ngập niềm vui cũng có sức đẩy mạnh mẽ như gió khơi. Hình ảnh liên tưởng theo bộ ba sự vật và hiện tượng. Cánh buồm – gió khơi – câu hát rất độc đáo, khỏe khoắn, có sức gợi tả cao. Chính câu hát và gió khơi đã làm giương to cánh buồm khao khát đời giông tố. Hình ảnh cánh buồm trong câu thơ này chợt gợi nhớ, gợi thương cánh buồm trong thơ Tế Hanh:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Bốn câu thơ tiếp theo, Huy Cận tiếp tục miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của ngư dân:
Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Trong câu thơ sảng khoái của những con người “ăn sóng nói gió” thể hiện niềm mơ ước về một chuyến đi biển thành công, mang về nhiều chiến lợi phẩm là cá. Nhà thơ khéo léo dùng hàng loạt hình ảnh nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở của sự liên tưởng: so sánh tu từ, nhân hóa tu từ, ẩn dụ tu từ, để mang đến cho độc giả những cảm xúc thẩm Mỹ về vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ đến huyền ảo của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng và sao. Đó là các hình ảnh: “cá bạc”, “đoàn thoi”, “dệt biển”, “luồng sáng”, “dệt lưới”. Có thể nói trí tưởng tượng nối dài của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực khách quan, bay bổng, trở nên lung linh, kì vĩ, làm tôn thêm vẻ đẹp muôn đời của vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng của Việt Nam.
Khổ thơ cuối tả cảnh đoàn thuyền đánh cá giữa biển đêm thi vị:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Biển thật khoáng đạt với gió, trăng, mây, với chiều cao (mây cao), chiều rộng (biển bằng) và chiều sâu (dò bụng biển).
Hình ảnh con người lao động hiện lên to cao, ngang tầm với vũ trụ hòà quyện với cảnh sắc lung linh của trời nước, gió mây. Con thuyền đánh cá lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm và lướt với vận tốc phi thường giữa cái vô hạn của trời, biển, giữa mây cao và biển bằng; vậy nên, con thuyền đánh cá không bé nhỏ mà khổng lồ. Lãng mạn hơn, con thuyền đánh cá còn là con thuyền thơ, nô đùa cùng cánh buồm no gió, ánh trăng thần tiên dịu mát. Do đó, công việc đánh cá cũng ngập tràn chất thơ. Và công cuộc đánh cá không đơn giản. Nó chẳng khác nào một trận đánh được thua. Ngư dân phải “thăm dò bụng biển” trước rồi sau đó “dàn đan thế trận”. Mỗi lần tung ra một mẻ lưới cần đảm bảo trúng luồng cá để khi đoàn thuyền trở về, các khoang thuyền đều nặng oằn, ăm ắp cá tươi ngon.
Tóm lại, Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là bài thơ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn là một bài ca cuộc đời mới giàu ý nghĩa. Điều này, trước Cách mạng tháng Tám, hồn thơ Huy Cận chưa có được. Chính ánh sáng chói chang của Cách mạng đã tái tạo hồn thơ ông, mạch thơ ông, soi đường dẫn lối cho ông đến những thành công vững chắc trên thi đàn. Có thể nói rằng, ba khổ thơ trên đây không chỉ khơi gợi ở độc giả niềm tự hào trước vẻ đẹp của biển Việt Nam, con người lao động Việt Nam mà còn đưa tinh thần chúng ta thâm nhập vào cái sâu xa, vô hạn của tự nhiên, nối cái khoảnh khắc hữu hạn của đời người vào cái vĩnh hằng, vô hạn của vũ trụ, thiên nhiên. Đó cũng chính là sức sống của thơ Huy Cận gần nửa thế kỉ qua.