Phân tích lời nhờ cậy thuyết phục của thúy kiều khi trao duyên ( 12 câu đầu)

Phân tích lời nhờ cậy thuyết phục của thúy kiều khi trao duyên ( 12 câu đầu)

0 bình luận về “Phân tích lời nhờ cậy thuyết phục của thúy kiều khi trao duyên ( 12 câu đầu)”

  1. Truyện Kiều là một kiệt tác văn học của Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam. Tác phẩm mang nhiều giá trị nhân đạo khiến độc giả phải suy ngẫm. Một trong những đoạn trích nổi bật lột tả rõ nét nội tâm nhân vật Thúy Kiều chính là đoạn trích “Trao duyên.”

    Khi gia đình gặp nạn, để giải cứu cho cha và em trai, Thúy Kiều buộc phải trao lại mối duyên của mình cho Thúy Vân:

    “Cậy em, em có chịu lời,
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

    “Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.

    “Giữa đường đứt gánh tương tư,
    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
    Kể từ khi gặp chàng Kim,
    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
    Sự đâu sóng gió bất kỳ,
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”

    Kiều trình bày với em về hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở của mình với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ thừa của chị. Hai người đã có những hẹn thề gắn bó dài lâu nhưng nay Kiều không giữ lời hứa đó. Bởi lẽ, nàng không thể hoàn thành cả “chữ hiếu” lẫn “chữ tình”; nên “chữ tình” này, xin gửi lại để Vân thay chị thực hiện. Từng lời nói của Kiều là nỗi đau khổ, day dứt mà nàng đang phải trải qua. Nào ai muốn nhìn thấy cha và em trai bị oan trong tù? Nào ai muốn rời bỏ người mình yêu thương khi tình cảm rất mặn nồng? Ta càng thêm thương xót cho nàng Kiều bạc mệnh.

    “Ngày xuân em hãy còn dài,
    Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
    Chị dù thịt nát xương mòn,
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

    Vân còn trẻ, đang trong độ tuổi xuân thì, chàng Kim lại là tài tử hiếm có, nếu Vân thay Kiều đến với Kim Trọng thì nàng Kiều sẽ yên tâm mà ra đi vì dù sao đi chăng nữa Vân với Kiều cũng cùng chung giọt máu. Để cảm kích sự đồng ý của Vân, dù cho Kiều có ‘thịt nát xương mòn” nơi đất khách quê người nàng cũng yên tâm mà ra đi, không còn suy tư trăn trở.

    Đoạn thơ gây ám ảnh người đọc bởi nó làm hiện ra trước mắt chúng ta một bức tranh như thực về nàng Kiều trọng tình, trọng nghĩa, ta phần nào hiểu thêm, đồng cảm, thương xót cho số phận một cô gái “hồng nhan bạc mệnh.”

    Điểm nổi bật làm nên thành công vang dội của tác phẩm đó chính là thể thơ lục bát dân gian của dân tộc. Đoạn trích sử dụng những câu cảm thán đã khắc họa thành công tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi trao mối duyên của mình cho Thúy Vân.

    Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã góp một phần không nhỏ vào việc làm đa dạng nền văn hóa dân tộc. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn trích “Trao duyên” cùng tác phẩm Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

    Bình luận
  2. Nuyễn Du là nhà thơ nhân đạo chử nghĩa tiêu biểu của văn học trung đại VN. Ongo đóng góp to lớn vào nền văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung vào nghệ thuậtxưng đáng gọi là thiên tài văn học. sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị trong đó truyện Kiều chính là một  kiệt tác mà đại ti hào mang đến . tác phẩm mang giá trị sâu sắc từ nội dung đến giá trị nghệ thuật. đoạn trích trao duyên là một trong những đoạn tiêu biểu trong tập truện thể hiện sự dằn vặt nỗi lòng của nàng Kiều khi phải bán mình chuộc cha đành nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.

    Cậy em, em có chịu lời,
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
    Giữa đường đứt gánh tương tư,
    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

    Trong cuộc sống thường ngày , chị nhờ vả em là chuyện bình thường tuy nhiên lời nhờ cậy của Kiều đối vớ Vân lại bất bình thường . Kiều dùng” cây” và chịu thay vì”nhờ” và nhận. ‘Cậy ” nó ko chỉ là cậy mà nó còn gửi gắm sự trông mong , hi vọng, niềm tin . “chịu” ko chỉ là nhận lời mà nó còn mang tính bắt buộc nài ép, ko nhận ko được. hơn nữa nếu sử dụng ” nhận” hay”nhờ thì âm điệu sẽ giảm đi . ở câu thơ thứ hai, Kiều lại có hanhg động bất ngờ khác “lạy thưa” được coi là hành động kính cẩn của bề thấp đối với bề trên. Thúy Kiều lại “lạy “”thưa” với em mình điều này chứng tỏ nàng chuẩn bị nhờ với Thúy Vân một chuyện hết sức nghiêm trọng và khó nói. như vậy với ngôn từ chọn lọc tinh tế Nguyễn Du đã tái hiện hình ảnh đặc biệt khác thường của Thúy Kiều : nàng cầu xin Vân một cách tha thiết. Qua hai câu thơ trên cho ta thấy rằng kiều là 1 người thông minh tinh tế đồng thời cũng chứng minh được tài năng sd ngôn ngữ bậc thầy của Đại thi hào Nguyễn Du 

    Tiếp theo thì Kiều cũng đã kể cho Thý Vân về chuyện của mình và Kim Trọng

    Giữa đường đứt gánh tương tư,
    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
    Kể từ khi gặp chàng Kim ,
    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
    Sự đâu sóng gió bất kỳ,
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

    Hai câu đầu nói về chuyện tình giữa chàng Kim và Kiều-” đứt gánh tương tư” có nghĩa là ẩn dụ cho tình yêu dang dở của mình.” keo loan” là loại keo gắn kết cái đồ vật lại với nhâu ý nói là Thúy Vân hãy là keo loan để gắn kết chuyện tình dang dở của chị nhờ em gái kết duyên cùng Kim Trọng .Mọi chuyện lại do em định liệu.

    Hai câu tiếp Thúy Kiều kể lại những kỉ niệm về tình yêu” khi gặp chàng Kim” là lần gặp gỡ đầu tiên giữa Thúy Kiều và kim Trọng. trg lần gặp đó “Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa” .đó chính là buổi đầu lưu luyến và” nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”. khi ngày quạt ước là lần gặp thứ hai. Buổi sáng hôm đó thúy Kiều đã tặng Kim Trọng cành hoa Trọng Tặng Kiều quạt quý , khi đêm chén thề là đêm Kim và Kiều cùng thề quyền dưới trăng sáng. ở câu thơ trên sử dụng phép điệp từ ‘khi ‘ nhằm nhấn mạnh biểu lộ tiếc nuối của Kiều phải bán mình cứu cha em. Thúy Kieu đã   băn khoăn bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn và nàng đã quyết định là” để lời thề hải sinh sơn , làm con trc phải đền ơn sinh thành” 

     Như vậy,với nghệ thuật ẩn dụ, đipẹ từ ,điển tích …6 câu thơ đã cho ta thấy  một vẻ đẹp nhân cách của Kiều hiếu thuận , là một người có trách nhiệm , tha thiết sâu sắc chân thành trong tình yêu.

    Bình luận

Viết một bình luận