Phân tích người đàn bà hàng chài? Mọi người giúp mình với ạ mình gấp lắm ????

Phân tích người đàn bà hàng chài?
Mọi người giúp mình với ạ mình gấp lắm ????

0 bình luận về “Phân tích người đàn bà hàng chài? Mọi người giúp mình với ạ mình gấp lắm ????”

  1. Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu, với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông luôn khiến người đọc phải trằn trọc, suy nghĩ rất nhiều. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một câu chuyện giàu sức gợi như thế. Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình ảnh để lại trong lòng người nhiều ám ảnh, trăn trở về cuộc sống của con người trong thời kì đổi mới.

    Chiếc thuyền ngoài xa kể về chuyến đi sáng tác của nhiếp ảnh Phùng khi đến với vùng đất biển này. Và từ chuyến đi này, anh đã nhận ra rất nhiều chiều của cuộc sống, nhiều góc khuất mà con người vẫn bỏ lỡ. Hình ảnh người đàn bà là hình ảnh khiếp anh vừa khó hiểu, vừa băn khoăn, vừa đau xót. Có thể nói người làng chài là hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi của người phụ nữ.

    Người đàn bà hiện lên trong câu chuyện của nhiếp ảnh Phùng là một người đầy nhọc nhằn, lam lũ. Nguyễn Minh Châu với những nét vẽ tinh tế đã phác họa nên một hình ảnh giàu sức gợi “người đàn bà trạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn và vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. Một người phụ nữ gây ấn tượng cho người đọc ngay từ những dòng đầu tiên, đầy nhọc nhằn, đầy khổ sở và đầy thương cảm. Người đàn bà ấy tiếp tục ám ảnh người đọc bằng chi tiết “tấm áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng”, đã phần nào gợi lên sự chua xót, khốn cùng. Giữa cảnh biển mênh mông lại xuất hiện một con người khiến người khác phải trằn trọc như thế này.

    Người đàn bà ấy còn đầy vẻ cam chịu và nhẫn nhục khi người chồng hằn học và mắng nhiếc. Đôi mắt của chị như xuyên sâu vào lòng người đọc, nó ám ảnh cho đến khi gấp trang sách lại. Ánh mắt của chị đầy thương xót, đầy ai oán và cũng đầy tình yêu thương dành cho những đứa con cho mình.

    Dọc theo hình trình đi tìm cái đẹp của nhiếp ảnh Phùng, người đàn bà đã trở thành tâm điểm cho vẻ đẹp ấy. Một vẻ đẹp đầy sự khó khăn, nhọc nhằn và đau khổ. Hành động bạo lực của người chồng khiến chị cứ câm lặng, không ai oán một lời.

    Và sự cam chịu ấy được lặp lại khi chị được gọi đến hầu tòa. Mặc dù “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng người phụ nữ ấy vẫn “không hé răng một lời”. Hình dáng “mụ ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại” càng khiến cho Phùng, cho Đẩu, và cho người đọc một nỗi ám ảnh khó bỏ. Tuy nhiên chỉ một lát, “người đàn bà lại lúng túng và sợ sệt”. Có lẽ cuộc sống của chị quá nặng nề, quá thê lương trong những năm qua.

    Tình tiết người đàn bà vái lạy để con trai không làm điều dại dột với bố, cũng như vái lạy quan tòa càng toát lên vẻ cam chịu, sự nhẫn nại, giàu đức hi sinh “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Khi đi đến tận cùng của nỗi đau, khi có một con đường giải thoát thì người đàn bà ấy vẫn lặng lẽ và cam tâm chịu đựng đau khổ? Là vì điều gì? Chẳng phải vì đức hi sinh của người mẹ đó sao?

    Lời tâm tình của người đàn bà về cuộc sống, về người chồng, về những đứa con khiến người khác vừa thương xót vừa khâm phục. Một người đàn bà yêu chồng, thương chồng mặc dù bị chồng ngược đãi. Người đàn bà yêu con, thương con vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ điều gì.

    Khi chị kể đến chi tiết “vui nhất là lúc được ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no” thì có lẽ người đọc ứa nước mắt. Những đứa con là sức mạnh để chị có thể tồn tại, có thể sống sót và kiên cường đến bây giờ. Một người mẹ lặng lẽ hi sinh cuộc đời mình vì những đứa con, một người mẹ đã nhẫn nhục tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo cho con. Một người mẹ nghèo, cố chấp nhưng yêu thương con vô bờ bến. Cuộc đời của chị nhiều đau thương và nước mắt nhưng lại có biết bao nhiêu phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng.

    Không phải ngẫu nhiên tác giả chỉ gọi nhân vật là “người đàn bà”, có lẽ không phải chỉ một người đàn bà duy nhất, mà có thể chúng ta còn bắt gặp rất nhiều người đàn bà có chung cảnh ngộ ở bất cứ bãi biển xinh đẹp nào. Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên một bức chân dung khiến cho người đọc phải suy ngẫm, phải trăn trở về cuộc sống của rất nhiều người xung quanh chúng ta. Và cái hình ảnh mà nhiếp ảnh Phùng chụp được cũng như những gì anh nghĩ về người đàn bà này là triết lí, một triết lí cho cái nhìn nhận đa chiều về cuộc sống này. Tấm lưng bạc phếch, ướt sũng của người đàn bà này có lẽ còn ám ảnh rất nhiều người nữa.

    Người đàn bà đó chính là nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, cũng như tác giả đã dùng cái tâm để vẽ lên hình ảnh đó.

    Hình ảnh người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã gửi gắm nhiều thông điệp đến người đọc về cuộc sống, phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ.

    bài sẵn 

    xin ctlhn

    Bình luận
  2. Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.

     Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.

     Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng tìm vào vùng quê miền biển mong chụp được bức ảnh nghệ thuật về làm lịch và tưởng đã thành công khi thu vào ống kính khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như một giấc mơ.

    – Ngay sau đó, anh đã phải chứng kiến một nghịch cảnh trớ trêu: cảnh bạo hành trong một gia đình hàng chài vừa bước xuống từ con thuyền ấy.

    – Những ngày sau, cảnh bạo hành đó vẫn tiếp diễn. Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà làng chài đến tòa án để giải quyết chuyện gia đình của chị.

     Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa chứa đựng những suy ngẫm, phát hiện sâu sắc của nhà văn về cách để nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc sống và về mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực, người nghệ sĩ với cuộc đời.

    Luận điểm 1: Hiện thân cho nỗi thống khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới

    – Hoàn cảnh, xuất thân:

    + Không có tên gọi cụ thể

    + Được gọi bằng “mụ” hoặc “người đàn bà hàng chài” -> cách gọi phiếm định.

    + “trạc ngoài 40 tuổi”

    + Nghèo túng, đông con

    + Không gian sống là con thuyền lưới vó chật hẹp.

    – Ngoại hình:

    + Cao lớn, thô kệch

    + Mặt rỗ, tái mét vì mệt mỏi, không có sức sống

    + Dáng đi chậm chạp như bà già -> Dáng vẻ lúng túng thể hiện sự mặc cảm và tự ti.

    + Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới …

    => Sự nghèo khổ, nhọc nhằn, sự vất vả, lam lũ thể hiện rõ thông qua ngoại hình, trang phục.

    – Số phận bất hạnh, đau khổ:

    + Khi bị chồng hành hạ, đánh đập:

    • Không kêu van, chạy trốn
    • Cam chịu, nhẫn nhục

    + Khi thằng Phác xuất hiện:

    • Cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, đau đớn khi để con mình phải chứng kiến cảnh ấy.

    • Ôm chầm lấy con, chị lo sợ con cái bị tổn thương

    • Chắp tay vái lấy vái để xin nó đừng vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu với cha, làm trái với luân thường đạo lí.

    => Người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, nỗi đau chồng lên nỗi đau.

    * Luận điểm 2: Vẻ đẹp tiềm tàng của người đàn bà làng chài

    – Sự bao dung, độ lượng, vị tha:

    + Có cái nhìn bao dung với người chồng mình:

    • Thấy người đàn ông đáng thương, đáng được cảm thông “lão chồng tôi khi ấy… hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”;
    • “…trốn đi lính ngụy, chính cuộc sống nghèo khổ đã biến anh ta thành kẻ ác“. (có thể so sánh với cái nhìn của Phác, Phùng, Đẩu).
    • Luôn coi chồng là người bạn đời thân thiết: cùng chèo chống con thuyền trong lúc phong ba, cùng nuôi con, mưu sinh trong cõi đời cơ cực,…

    -> Một mực bênh chồng và đổ lỗi cho hoàn cảnh để không phải bỏ chồng.

    + Nhận mọi lỗi về mình: “cái lỗi chính là đám đàn bà chúng tôi…”, “giá tôi đẻ ít đi” -> Tự trách mình vì đẻ nhiều nên nghèo đói mới khiến chồng đánh.

    + Chắt chiu, nâng niu, trân trọng hạnh phúc: “vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái hòa thuận, vui vẻ,…

    – Người mẹ giàu đức hi sinh, lòng thương con vô hạn:

    + “đàn bà trên thuyền chúng tôi … đất được” -> Coi việc mình bị hành hạ, chịu đói khổ là lẽ đương nhiên, là vì hạnh phúc con cái.

    + “vui nhất là khi thấy chúng được ăn no” -> Chịu đựng hành hạ để ở cùng các con, nuôi con khôn lớn.

    + Muốn gia đình có cả cha mẹ để con cái không phải chịu thiệt thòi

    – Thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:

    + “Các chú không phải người làm ăn … lam lũ” -> Nhận ra sự ngây thơ, đơn giản trong suy nghĩ của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu.

    + Nguyên nhân của sự chịu đựng và nhẫn nhục là bởi vì chị cần phải có chồng, trên thuyền cần phải có người đàn ông mạnh khoẻ và biết nghề, các con chị cần phải có bố để nuôi dạy

    + Người đàn bà cần người đàn ông bên cạnh nhất là những ngày mưa bão.

    => Người đàn bà không chỉ là hiện thân cho nỗi thống khổ mà còn là hiện thân cho vẻ đẹp tâm hồn cao cả của người phụ nữ.

    Người đàn bà hàng chài là một người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh nhưng lại hiểu lẽ đời và ngời sáng vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng vị tha, đức bao dung, sự can đảm.

    + Đó là hạt ngọc ẩn giấu trong cái lấm láp đời thường mà Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều và tình yêu thương, sự trân trọng của ông đối với con người.

    Bình luận

Viết một bình luận