phân tích người phụ dưới thời phong kiến qua bài người con gái nam sương và thúy kiều
0 bình luận về “phân tích người phụ dưới thời phong kiến qua bài người con gái nam sương và thúy kiều”
Bài làm: ( Bạn tham khảo )
Qua tác phẩm ” Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và ” Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, hai nhân vật chính Vũ Thị Thiết và Thúy Kiều, hai người phụ nữ cách nhau hơn ba thế kỉ nhưng họ có những điểm giống nhau về số phận và phẩm chất. Hai người phụ nữ đều sống dưới chế độ phong kiến. Một người ở chế độ phong kiến vào thế kỉ XV- XVI, một xã hội phong kiến đầy chiến tranh loạn lạc. Một người ở chế độ phong kiến vào cuối thế kỉ XVIII – XĨ. Vũ Nương và Thúy Kiều đều là những người phụ nữ phẩm hạnh nhưng cuộc đời họ bất hạnh.
Vũ Thị Thiết là người ở huyện Nam Xương, vốn con nhà nghèo khó, là một người phụ nữ nông dân có tư dân tốt đẹp, lại nết na, thùy mị. Thúy Kiều, con của một gia đình trung lưu, là một tuyệt thế giai nhân, một cô gái sắc sảo mặn mà. Hai người phụ nữ có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống: hiếu thảo, đức hạnh.
Vũ Nương là một nàng dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Khi Trương Sinh ra lính, mẹ già vì nhớ con mà lâm bệnh, nàng đã hết lòng chạy chữa, thuốc than, cầu trời khẩn Phật, nhưng mỗi người có một số phận, mẹ chồng qua đời. Nàng vô cùng thương tiếc, lo việc ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình. Còn với nàng Kiều, khi gia đình bị mắc oan với cái xã hội phong kiến đương thời: ” Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, nãng đã hi sinh đời con gái của mình, bán mình để chuộc cha, em và gia đình. Kiều đã rơi vào tay Mã Giám Sinh, một tay buôn thịt bán người, đẩy vào chốn lầu xanh. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, nàng vô cùng xót thương cho cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Vũ Nương và Thúy Kiều mang phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống: giàu tình yêu thương và thủy chung. Khi Trương Sinh ở ngoài ải xa, Vũ Nương hết lòng thương nhớ, giữ trọn phẩm cách trong sạch, thủy chung với chồng: ” Ba năm cách biệt, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Vì hoàn cảnh gia đình mà Thúy Kiều đã bán mình, không giữ được lời thề với Kim Trọng. Nàng đã trao duyên, nhờ Thúy Vân thay mình:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Nhưng tấm lòng nàng luôn nhớ đến người tình Kim Trọng: Ở lầu Ngưng Bích, ngàng nhớ kỉ niệm của tình yêu, xót thương Kim Trọng mòn mỏi chờ mong tin tức của mình:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trong mai chờ
Vũ Thị Thiết và Thúy Kiều đểu mang số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như đại thi hào Nguyễn Du đã khẳng định:
Đau đơn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Vũ Thị Thiết cũng như bao người phụ nữ khác, cũng không tránh khỏi những bi kịch trong xã hội phong kiến: Khi Trương Sinh trở về, nàng đã bị chồng nghi oan, chửi mắng, xua đuổi, đẩy nàng đến cái chết oan khuất. Còn Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn: ” Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, bị bọn bất lương đẩy vào lầu xanh, bị thế lực phong kiến đương thời vùi dập đời nàng. Nàng đã phải trải qua mười lăm năm lưu lạc: : Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” và bị những lần đánh đập, sỉ mắng nhục nhã.
Tóm lại Vũ Nương và Thúy Kiều đã có những phẩm chất tốt đẹp và mang số phận oan nghiệt như bao người phụ nữ phong kiến truyền thống Việt Nam.
#maikhoi59600
#nocopy
~ Đây hoàn toàn là bài do tự tay mình làm ra, không sao chép hay nhờ ai làm giùm. Nếu bạn nghi ngờ mình sao chép, hay cho mình đường link. Nếu bạn cảm thấy hữu ích thì hãy cho ctlhn. Mình xin cảm ơn và chúc bạn học tốt ~
vai trò và hình ảnh của người phụ nữ được tôn vinh hơn hẳn những thời kì lịch sử trước, những thời kì nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến. Thương thay, số phận của người phụ nữ phong kiến thật chua xót bất hạnh. Bằng sự đồng cảm và cảm thông ấy các nhà thơ nhà văn cùng thời đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh người phụ nữ phong kiến, đại diện cho cái đẹp hoàn mĩ. Đó là hai tác phẩm tiêu biểu chuyện người con gái nam xương và Truyện Kiểu
Bài làm: ( Bạn tham khảo )
Qua tác phẩm ” Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và ” Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, hai nhân vật chính Vũ Thị Thiết và Thúy Kiều, hai người phụ nữ cách nhau hơn ba thế kỉ nhưng họ có những điểm giống nhau về số phận và phẩm chất. Hai người phụ nữ đều sống dưới chế độ phong kiến. Một người ở chế độ phong kiến vào thế kỉ XV- XVI, một xã hội phong kiến đầy chiến tranh loạn lạc. Một người ở chế độ phong kiến vào cuối thế kỉ XVIII – XĨ. Vũ Nương và Thúy Kiều đều là những người phụ nữ phẩm hạnh nhưng cuộc đời họ bất hạnh.
Vũ Thị Thiết là người ở huyện Nam Xương, vốn con nhà nghèo khó, là một người phụ nữ nông dân có tư dân tốt đẹp, lại nết na, thùy mị. Thúy Kiều, con của một gia đình trung lưu, là một tuyệt thế giai nhân, một cô gái sắc sảo mặn mà. Hai người phụ nữ có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống: hiếu thảo, đức hạnh.
Vũ Nương là một nàng dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Khi Trương Sinh ra lính, mẹ già vì nhớ con mà lâm bệnh, nàng đã hết lòng chạy chữa, thuốc than, cầu trời khẩn Phật, nhưng mỗi người có một số phận, mẹ chồng qua đời. Nàng vô cùng thương tiếc, lo việc ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình. Còn với nàng Kiều, khi gia đình bị mắc oan với cái xã hội phong kiến đương thời: ” Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, nãng đã hi sinh đời con gái của mình, bán mình để chuộc cha, em và gia đình. Kiều đã rơi vào tay Mã Giám Sinh, một tay buôn thịt bán người, đẩy vào chốn lầu xanh. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, nàng vô cùng xót thương cho cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Vũ Nương và Thúy Kiều mang phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống: giàu tình yêu thương và thủy chung. Khi Trương Sinh ở ngoài ải xa, Vũ Nương hết lòng thương nhớ, giữ trọn phẩm cách trong sạch, thủy chung với chồng: ” Ba năm cách biệt, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Vì hoàn cảnh gia đình mà Thúy Kiều đã bán mình, không giữ được lời thề với Kim Trọng. Nàng đã trao duyên, nhờ Thúy Vân thay mình:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Nhưng tấm lòng nàng luôn nhớ đến người tình Kim Trọng: Ở lầu Ngưng Bích, ngàng nhớ kỉ niệm của tình yêu, xót thương Kim Trọng mòn mỏi chờ mong tin tức của mình:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trong mai chờ
Vũ Thị Thiết và Thúy Kiều đểu mang số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như đại thi hào Nguyễn Du đã khẳng định:
Đau đơn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Vũ Thị Thiết cũng như bao người phụ nữ khác, cũng không tránh khỏi những bi kịch trong xã hội phong kiến: Khi Trương Sinh trở về, nàng đã bị chồng nghi oan, chửi mắng, xua đuổi, đẩy nàng đến cái chết oan khuất. Còn Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn: ” Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, bị bọn bất lương đẩy vào lầu xanh, bị thế lực phong kiến đương thời vùi dập đời nàng. Nàng đã phải trải qua mười lăm năm lưu lạc: : Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” và bị những lần đánh đập, sỉ mắng nhục nhã.
Tóm lại Vũ Nương và Thúy Kiều đã có những phẩm chất tốt đẹp và mang số phận oan nghiệt như bao người phụ nữ phong kiến truyền thống Việt Nam.
#maikhoi59600
#nocopy
~ Đây hoàn toàn là bài do tự tay mình làm ra, không sao chép hay nhờ ai làm giùm. Nếu bạn nghi ngờ mình sao chép, hay cho mình đường link. Nếu bạn cảm thấy hữu ích thì hãy cho ctlhn. Mình xin cảm ơn và chúc bạn học tốt ~
vai trò và hình ảnh của người phụ nữ được tôn vinh hơn hẳn những thời kì lịch sử trước, những thời kì nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến. Thương thay, số phận của người phụ nữ phong kiến thật chua xót bất hạnh. Bằng sự đồng cảm và cảm thông ấy các nhà thơ nhà văn cùng thời đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh người phụ nữ phong kiến, đại diện cho cái đẹp hoàn mĩ. Đó là hai tác phẩm tiêu biểu chuyện người con gái nam xương và Truyện Kiểu