phân tích nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử,đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV

phân tích nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử,đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV

0 bình luận về “phân tích nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử,đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV”

  1. Nguyên nhân thắng lợi:

    – Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

    – Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến
    Có sự lãnh đạo của các vua với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

    – Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

    Ý nghĩa:

    – Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

    – Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

    – Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

    Bình luận
  2. -Nguyên nhân thắng lợi:

    + Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước

    + Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến có sự lãnh đạo của các vua 

    +Có đường lối chiến lược đúng đắn, chuẩn bị cho mọi thế trận phản côgn

    Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nhất là quân đội.

    -Ý nghĩa:

    + Góp phần xây đắp nên truyền thống hào hùng,vẻ vang của Việt Nam

    + Để lại nhiều bài học quý báu về tình đoàn kết và tinh thần đánh giặc

    – Đặc điểm:

    + Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

    + Tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao

    Xin hay nhất

    Bình luận

Viết một bình luận