Phân tích nguyên nhân thất bại phong trào cần Vương

Phân tích nguyên nhân thất bại phong trào cần Vương

0 bình luận về “Phân tích nguyên nhân thất bại phong trào cần Vương”

  1. Nguyên nhân thất bại:

    – Khách quan: Thực dân Pháp lực lượng còn đang mạnh, cấu kết với tay sai đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

    – Chủ quan:

    + Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến “Cần Vương” là giúp vua chống Pháp, khôi phục lại vương triều. Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất, chưa đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp, giành độc lâp

    + Hạn chế của người lãnh đạo: Thế lực phong kiến nhà Nguyễn suy yếu nên ngọn cờ không có sức thuyết phục, hạn chế về tư tưởng, trình độ, chiến đấu, phiêu lưu. Chiến lược, chiến thuật sai lầm

    + Các cuộc khởi nghĩa chưa liên kết với nhau ⇒ Pháp dễ dàng đàn áp lần lượt.

    Mình gửi bài.

    _Ludenberg_

    Bình luận
  2.   – Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.

      – Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.

      – Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.

      – Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.

      – Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

      – Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã thất bại.

    – Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.

      – Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị hạn chế.

      – Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch.

      – Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân Pháp đàn áp.

      – Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi choo cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng.

    => Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

    * Nguyên nhân thất bại:

    Bình luận

Viết một bình luận