0 bình luận về “phân tích nhân vật Bad Kiến trong truyện Chí Phèo”
Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã tái hiện lại hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng qua bức tranh làng Vũ Đại. Bức tranh hiện thực ấy không chỉ khắc họa người nông dân hiền lành bị lưu manh, tha hóa mà còn nổi bật lên những con người thuộc tầng lớp thống trị tàn ác, tiêu biểu là nhân vật bá Kiến. Bên cạnh hai nhân vật Chí Phèo và thị Nở, nhân vật bá Kiến cũng để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng riêng biệt.
Tác phẩm “Chí Phèo” được Nam Cao sáng tác năm 1941 với nhan đề là “Cái lò gạch cũ”, đến năm 1946, khi in trong tập “Luống cày” tác giả lấy tên nhân vật chính để đặt lại tên cho tác phẩm. “Chí Phèo” là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người đến bờ vực thẳm, không còn một con đường sống để quay về với bản chất lương thiện. Đồng thời, truyện ngắn này cũng là lời tố cáo sự xảo quyệt, gian manh của tầng lớp thống trị.
Bá Kiến là nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị ở xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Cụ bá xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm lí trưởng, chánh tổng. Chính cụ cũng làm từ chức lý trưởng, chánh tổng rồi đến chức “bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện”. “Thử hỏi đã có mặt nào trong cái làng hơn hai nghìn suất đinh này làm được thế”?
Uy quyền của cụ bá khiến dân lành và bọn lưu manh ai cũng nể sợ. Ngay cả Chí Phèo, khi đến nhà bá Kiến đòi món nợ máu cũng có suy nghĩ “dại gì mà vào miệng cọp”. Bản chất của con người bá Kiến thể hiện qua các thủ đoạn trị dân. Thứ nhất cụ sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ “cố cùng liều thân”.
Bá Kiến lấy kẻ đầu bò để trị thằng đầu bò, thực hiện chính sách “trị không được thì cụ dùng”, “mềm nắn rắn buông”, “nắm thằng có tóc chứ không ai nắm kẻ trọc đầu”. “Cụ nghĩ bụng cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò”?
Những chính sách cai trị ấy đã bộc lộ bá Kiến là một kẻ nham hiểm, gian hùng, thâm độc. Làng Vũ Đại được ví như mảnh đất “quần ngư tranh thực”, các phe cánh đối đầu nhau và cụ lấn át được những vây cánh khác bởi cụ biết “thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù” vì chúng là “những thằng được việc”.
Đó còn là một kẻ ném đá giấu tay khi ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông sau đó kéo người ta lên để chờ đợi sự hàm ơn. Cụ “đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì lại vất trả lại năm hào vì thương anh túng quá”.
Năm Thọ là tên là một thằng đầu bò “kình nhau” với bá Kiến ra mặt nhưng cụ bá chưa có chưa có dịp để trị hắn. Nhân việc hắn can dự vào một vụ cướp bị bắt giam bá Kiến ngấm ngầm vận động cho vào tù. Bá Kiến vui vì đã nhổ được cái đinh trong mắt.
Bá Kiến tàn ác và đểu cáng làm sao khi đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường tội lỗi. Từ một anh canh điền hiền lành, Chí Phèo bị đẩy vào tù do cơn ghen vô cớ của bá Kiến. Sau khi ra tù, hắn trở thành tay sai đắc lực cho cụ và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại để đến khi muốn quay lại làm người lương thiện chỉ còn cách tự sát.
Bá Kiến vô cùng ranh mãnh. Cụ bá đã giải quyết mọi chuyện êm đẹp khi Chí Phèo đến nhà đòi món nợ máu. Cụ giải tán dân làng đang xúm lại trước cổng để tìm cách đối phó với tên cố cùng liều thân này. Cụ hỏi thăm Chí “về bao giờ”, sao không vào cụ chơi và dỗ dành ngon ngọt rằng Chí và lí Cường có họ với nhau để Chí Phèo “nguôi nguôi” rồi biến hắn trở thành tay sai cho mình.
Chỉ với những lời dụ dỗ đó và cho Chí Phèo ít tiền uống rượu mà bá Kiến có một tay sai ngoan ngoãn lại rất được việc. Bá Kiến sai Chí đi đòi tiền đội Tảo vì nếu hắn trị được đội Tảo thì tốt và nếu hắn “bị đội Tảo trị thì cụ cũng chẳng thiệt gì” vì đằng nào thì cụ cũng là người được lợi.
Không chỉ có vậy, bá Kiến còn là con người dâm ô, đồi bại. Mặc dù có đến bốn người vợ nhưng bá Kiến không thể bỏ lỡ món lợi ở trước mắt. Cụ bá ngồi chung xe và ở lại tỉnh cùng vợ Binh Chức mỗi lần chị Binh “đi lĩnh lương hay lĩnh măng đa của chồng” nhờ cụ đi nhận thực. “Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù” khi nghĩ về bà tư rồi ghen bóng gió. Bà ta “đĩ lắm”, gần 40 tuổi rồi mà trông vẫn còn trẻ và “phây phây”, lại đa tình.
Tiếng cười nhạt nhưng giòn giã của bá Kiến thể hiện một con người đểu cáng và thủ đoạn. “Người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười” quả không sai. Đây chính là nét riêng của bá Kiến. Nếu không phải con người thủ đoạn thì cụ bá không có những đòn trị dân thâm hiểm đến vậy. Nếu là một con người chân chính thì bá Kiến đã không có thói dâm ô và đẩy người khác vào con đường tội lỗi.
Cuối cùng, bá Kiến cũng phải trả giá cho những hành động của mình. Một kẻ “khôn róc đời” như cụ bá lại bị tên tay sai Chí Phèo dùng dao chém túi bụi. Nhưng nhân dân vẫn còn lo sợ vì quy luật “Tre già măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác”. Bá Kiến chết đi nhưng vẫn còn những kẻ thống trị khác và cuộc sống của nhân dân vẫn lầm than, khổ cực. Cái chết của bá Kiến cũng không làm cho Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ quay trở về con đường lương thiện.
Có thể thấy bá Kiến mang tính chất điển hình cho giai cấp thống trị ở làng quê Việt Nam trước cách mạng. Đồng thời, nhân vật cũng có những nét riêng biệt, không giống các cường hào khác. Nhà văn Nam Cao không chú trọng việc miêu tả ngoại hình nhân vật nhưng thông qua những chi tiết, việc làm của bá Kiến ta có thể thấy rõ được tính cách nhân vật.
Nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả đã đạt đến đỉnh cao. Vì thế mà nhà văn Lê Đình Kỵ đã đưa ra nhận định: “Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi mói như của Nam Cao”. Qua nhân vật bá Kiến, Nam Cao đã lên tiếng tố cáo sự tàn bạo, hà khắc của tầng lớp thống trị.
Bên cạnh đó nhà văn cũng lên tiếng đòi quyền sống, quyền được làm người lương thiện của nhân dân. Những điều đó đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm. Nhắc đến giai cấp thống trị ở làng quê Việt Nam chúng ta không chỉ nhắc đến Nghị Hách, Nghị Quế mà còn nhắc đến bá Kiến – một con người mưu mô, xảo quyệt, nham hiểm, tàn ác và ranh mãnh.
Là một nhà văn trung thành của chủ nghĩa hiện thực, Nam Cao không chỉ cho thấy số phận khốn khổ, bất hạnh của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến mà con vạch trần bộ mặt của giai cấp thống trị. Bá Kiến chính là nhân vật điển hình cho sự độc ác, tàn bạo của bọn thống trị đương thời.
Nhà Bá Kiến vốn bốn đời làm tổng lí. Hắn leo lên đỉnh cao của danh vọng, giữ những chức vụ quan trọng : Tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu. Phe cánh của hắn luôn dày đặc. Hắn là kẻ đối nghịch với quần chúng nhân dân, người dân vừa sợ uy quyền của hắn nhưng đồng thời cũng vừa căm ghét sự độc ác bất nhân của Bá Kiến.
Trước hết, là một con quỷ dâm ô, hắn ta đã có bốn bà vợ nhưng vẫn sẵn sàng đi cướp vợ của người khác. Khi hắn còn đang đương chức lí trưởng hắn không bỏ qua cơ hội ve vãn vợ Binh Chức. Những người trai trẻ luôn làm lão điên lên, vì bản thân đã già quá, mà các bà vợ thì vẫn cứ trẻ phây phây. Chính điều đó, đã khiến lão đẩy nhiều người lương thiện vào cảnh tha hóa.
Bá Kiến còn là kẻ độc ác, bất nhân. Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện, làm thuê cho gia đình Bá Kiến. Là một người nông dân khỏe mạnh, chăm làm nhưng khi làm việc ở nhà Bá Kiến, Chí Phèo bị bà ba dụ dỗ và khiến Bá Kiến nổi giận. Ông ta nổi giận vì Chí dám vụng trộm với bà bà, nhưng ông ta còn giận dữ hơn khi cảm thấy mình kém cỏi, già nua hơn so với Chí, Chính điều ấy đã khiến lão ta đưa đến một quyết định vô cùng khủng khiếp: chỉ muốn tất cả những thằng trai trẻ đều đi ở tù ». Hắn đã hủy hoại cuộc đời cả một con người: Tống Chí Phèo vào nhà tù thực dân. Sau bảy tám năm đi ở tù về, Chí Phèo đã thực sự bị tha hóa cả về nhân hình và nhân tính đúng như ý muốn của Bá Kiến.
Không chỉ vậy hắn còn là kẻ hết sức khôn khéo, nham hiểm. Chí Phèo đi tù trở về thường xuyên đến nhà Bá Kiến ăn vạ. Là là kẻ lọc lõi, nhìn thấy cảnh huyên náo, Chí Phèo nằm dài, không nhúc nhích hắn ta đã hiểu ra ngay cơ sự. Bằng sự giảo hoạt, hắn ta nhanh chóng tìm được cách ứng phó với Chí Phèo và đám đông xung quanh. Trước hết, dùng giọng nạt nộ để bắt các bà vợ vào nhà, sau đó, lão ta giải tán đám đông bằng một giọng dịu dàng, vừa cương quyết: Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ ! Có gì mà xúm lại như thế này. Dù người dân vẫn hết sức hào hứng, muốn chứng kiến việc Bá Kiến giải quyết tên Chí Phèo cũng không thể nán lại lâu hơn được nữa khi cụ Bá thét ra lửa đã đuổi khéo, không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Như vậy, Bá Kiến đã giải quyết được hai vấn đề, lão thừa hiểu Chí Phèo lợi dụng đám đông để làm toáng lên, khi mọi người đã giải tán hết, hắn không còn ai để hung hăng, để dựa dẫm nữa lão mới quay sang tên Chí Phèo đang nằm dưới đất. Hơn nữa, lão ta cũng biết với một kẻ đầu bò như Chí Phèo nếu làm căng lên sẽ hỏng hết việc, bởi vậy phải sử dụng giọng điệu tha thiết, mềm mỏng với hắn, nếu làm như vậy trước mặt dân làng sẽ mất hết cái uy của ông. Bá Kiến quả là một kẻ khôn ngoan, xảo quyệt lão làng.
Quay lại với Chí Phèo, hắn dở giọng đường mật, nhẹ nhàng: anh Chí ơi ! Sao anh lại làm ra thế ?. Rồi niềm nở mời Chí Phèo vào nhà uống nước, hỏi han thân mật như Chí là bạn của hắn : Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi. Không dừng lại ở đó, để làm cho Chí hoàn toàn bị lừa phỉnh, quên đi mục đích ban đầu hắn ta còn nhận họ hàng với Chí ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy, người ngoài biết. Hai tiếng người ngoài, có họ chắc đã khiến Chí Phèo sung sướng, bởi bỗng nhiên lại được trở nên cao quý khi có họ hàng với người làm quan to. Như vậy, từng bước một Bá Kiến đã lừa được Chí Phèo vào bẫy của mình, và cuối cùng hắn ta đã thắng.
Sự độc ác, nham hiểm của Bá Kiến còn đẩy lên một mức cao hơn với thủ đoạn dùng người hết sức độc ác: trị không lợi thì cụ dùng, lão dùng những người nông dân bị bần cùng hóa thành những công cụ, tay sai đắc lực cho hắn. Sau khi làm nguôi ngoai nỗi căm giận trong lòng Chí bằng những lời lẽ giảo hoạt, Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai đắc dụng của mình. Hắn sử dụng thằng đầu bò là Chí để trị những thằng đầu bò. Với cách dùng người mềm nắn rắn buông, dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò, Bá Kiến đã đẩy biết bao người nông dân lương thiện vào cảnh tù đày, tha hóa. Kết thúc tác phẩm, Bá Kiến bị Chí Phèo đâm chết. Nó là kết cục xứng đáng cho những tội danh, cho sự bất nhân mà hắn đã gây ra với biết bao nhiêu người.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cho bọn cường hào ác bác giam hiểm, độc ác, lão không từ bất kì thủ đoạn nào để bóc lột người dân, hắn còn mang trong mình nét riêng không hòa lẫn với những kẻ khác đó là sự gian hùng, nham hiểm, thủ đoạn. Ngôn ngữ nhân vật biến đổi linh hoạt, giúp bộc lộ tính cách nhân vật. Khi miêu tả Bá Kiến, Nam Cao không chỉ đơn thuần miêu tả ngoại hình mà còn khắc họa tâm địa nham hiểm của hắn: cụ cười nhạt nhưng giòn giã lắm, cụ hay quát để thử dây thần kinh người khác,… Qua đó Nam Cao vừa giúp cho người đọc có cái nhìn rõ nét, sắc sảo về nhân vật, vừa cho thấy tài năng miêu tả nhân vật bậc thầy của ông.
Bằng bút pháp xây dựng nhân vật xuất sắc, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Bá Kiến – kẻ đại diện cho giai cấp thống trị đương thời. Hắn ta là kẻ gian ngoan, xảo quyệt, với những thủ đoạn bóc lột vô cùng thâm độc. Khắc họa nhân vật Bá Kiến, Nam Cao cho thấy quá trình đấu tranh không khoan nhưỡng giữa nông dân và bọn cường hào, ác bá. Đồng thời cũng là lời phê phán, tố cáo đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời của Nam Cao.
Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã tái hiện lại hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng qua bức tranh làng Vũ Đại. Bức tranh hiện thực ấy không chỉ khắc họa người nông dân hiền lành bị lưu manh, tha hóa mà còn nổi bật lên những con người thuộc tầng lớp thống trị tàn ác, tiêu biểu là nhân vật bá Kiến. Bên cạnh hai nhân vật Chí Phèo và thị Nở, nhân vật bá Kiến cũng để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng riêng biệt.
Tác phẩm “Chí Phèo” được Nam Cao sáng tác năm 1941 với nhan đề là “Cái lò gạch cũ”, đến năm 1946, khi in trong tập “Luống cày” tác giả lấy tên nhân vật chính để đặt lại tên cho tác phẩm. “Chí Phèo” là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người đến bờ vực thẳm, không còn một con đường sống để quay về với bản chất lương thiện. Đồng thời, truyện ngắn này cũng là lời tố cáo sự xảo quyệt, gian manh của tầng lớp thống trị.
Bá Kiến là nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị ở xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Cụ bá xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm lí trưởng, chánh tổng. Chính cụ cũng làm từ chức lý trưởng, chánh tổng rồi đến chức “bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện”. “Thử hỏi đã có mặt nào trong cái làng hơn hai nghìn suất đinh này làm được thế”?
Uy quyền của cụ bá khiến dân lành và bọn lưu manh ai cũng nể sợ. Ngay cả Chí Phèo, khi đến nhà bá Kiến đòi món nợ máu cũng có suy nghĩ “dại gì mà vào miệng cọp”. Bản chất của con người bá Kiến thể hiện qua các thủ đoạn trị dân. Thứ nhất cụ sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ “cố cùng liều thân”.
Bá Kiến lấy kẻ đầu bò để trị thằng đầu bò, thực hiện chính sách “trị không được thì cụ dùng”, “mềm nắn rắn buông”, “nắm thằng có tóc chứ không ai nắm kẻ trọc đầu”. “Cụ nghĩ bụng cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò”?
Những chính sách cai trị ấy đã bộc lộ bá Kiến là một kẻ nham hiểm, gian hùng, thâm độc. Làng Vũ Đại được ví như mảnh đất “quần ngư tranh thực”, các phe cánh đối đầu nhau và cụ lấn át được những vây cánh khác bởi cụ biết “thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù” vì chúng là “những thằng được việc”.
Đó còn là một kẻ ném đá giấu tay khi ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông sau đó kéo người ta lên để chờ đợi sự hàm ơn. Cụ “đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì lại vất trả lại năm hào vì thương anh túng quá”.
Năm Thọ là tên là một thằng đầu bò “kình nhau” với bá Kiến ra mặt nhưng cụ bá chưa có chưa có dịp để trị hắn. Nhân việc hắn can dự vào một vụ cướp bị bắt giam bá Kiến ngấm ngầm vận động cho vào tù. Bá Kiến vui vì đã nhổ được cái đinh trong mắt.
Bá Kiến tàn ác và đểu cáng làm sao khi đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường tội lỗi. Từ một anh canh điền hiền lành, Chí Phèo bị đẩy vào tù do cơn ghen vô cớ của bá Kiến. Sau khi ra tù, hắn trở thành tay sai đắc lực cho cụ và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại để đến khi muốn quay lại làm người lương thiện chỉ còn cách tự sát.
Bá Kiến vô cùng ranh mãnh. Cụ bá đã giải quyết mọi chuyện êm đẹp khi Chí Phèo đến nhà đòi món nợ máu. Cụ giải tán dân làng đang xúm lại trước cổng để tìm cách đối phó với tên cố cùng liều thân này. Cụ hỏi thăm Chí “về bao giờ”, sao không vào cụ chơi và dỗ dành ngon ngọt rằng Chí và lí Cường có họ với nhau để Chí Phèo “nguôi nguôi” rồi biến hắn trở thành tay sai cho mình.
Chỉ với những lời dụ dỗ đó và cho Chí Phèo ít tiền uống rượu mà bá Kiến có một tay sai ngoan ngoãn lại rất được việc. Bá Kiến sai Chí đi đòi tiền đội Tảo vì nếu hắn trị được đội Tảo thì tốt và nếu hắn “bị đội Tảo trị thì cụ cũng chẳng thiệt gì” vì đằng nào thì cụ cũng là người được lợi.
Không chỉ có vậy, bá Kiến còn là con người dâm ô, đồi bại. Mặc dù có đến bốn người vợ nhưng bá Kiến không thể bỏ lỡ món lợi ở trước mắt. Cụ bá ngồi chung xe và ở lại tỉnh cùng vợ Binh Chức mỗi lần chị Binh “đi lĩnh lương hay lĩnh măng đa của chồng” nhờ cụ đi nhận thực. “Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù” khi nghĩ về bà tư rồi ghen bóng gió. Bà ta “đĩ lắm”, gần 40 tuổi rồi mà trông vẫn còn trẻ và “phây phây”, lại đa tình.
Tiếng cười nhạt nhưng giòn giã của bá Kiến thể hiện một con người đểu cáng và thủ đoạn. “Người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười” quả không sai. Đây chính là nét riêng của bá Kiến. Nếu không phải con người thủ đoạn thì cụ bá không có những đòn trị dân thâm hiểm đến vậy. Nếu là một con người chân chính thì bá Kiến đã không có thói dâm ô và đẩy người khác vào con đường tội lỗi.
Cuối cùng, bá Kiến cũng phải trả giá cho những hành động của mình. Một kẻ “khôn róc đời” như cụ bá lại bị tên tay sai Chí Phèo dùng dao chém túi bụi. Nhưng nhân dân vẫn còn lo sợ vì quy luật “Tre già măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác”. Bá Kiến chết đi nhưng vẫn còn những kẻ thống trị khác và cuộc sống của nhân dân vẫn lầm than, khổ cực. Cái chết của bá Kiến cũng không làm cho Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ quay trở về con đường lương thiện.
Có thể thấy bá Kiến mang tính chất điển hình cho giai cấp thống trị ở làng quê Việt Nam trước cách mạng. Đồng thời, nhân vật cũng có những nét riêng biệt, không giống các cường hào khác. Nhà văn Nam Cao không chú trọng việc miêu tả ngoại hình nhân vật nhưng thông qua những chi tiết, việc làm của bá Kiến ta có thể thấy rõ được tính cách nhân vật.
Nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả đã đạt đến đỉnh cao. Vì thế mà nhà văn Lê Đình Kỵ đã đưa ra nhận định: “Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi mói như của Nam Cao”. Qua nhân vật bá Kiến, Nam Cao đã lên tiếng tố cáo sự tàn bạo, hà khắc của tầng lớp thống trị.
Bên cạnh đó nhà văn cũng lên tiếng đòi quyền sống, quyền được làm người lương thiện của nhân dân. Những điều đó đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm. Nhắc đến giai cấp thống trị ở làng quê Việt Nam chúng ta không chỉ nhắc đến Nghị Hách, Nghị Quế mà còn nhắc đến bá Kiến – một con người mưu mô, xảo quyệt, nham hiểm, tàn ác và ranh mãnh.
Là một nhà văn trung thành của chủ nghĩa hiện thực, Nam Cao không chỉ cho thấy số phận khốn khổ, bất hạnh của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến mà con vạch trần bộ mặt của giai cấp thống trị. Bá Kiến chính là nhân vật điển hình cho sự độc ác, tàn bạo của bọn thống trị đương thời.
Nhà Bá Kiến vốn bốn đời làm tổng lí. Hắn leo lên đỉnh cao của danh vọng, giữ những chức vụ quan trọng : Tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu. Phe cánh của hắn luôn dày đặc. Hắn là kẻ đối nghịch với quần chúng nhân dân, người dân vừa sợ uy quyền của hắn nhưng đồng thời cũng vừa căm ghét sự độc ác bất nhân của Bá Kiến.
Trước hết, là một con quỷ dâm ô, hắn ta đã có bốn bà vợ nhưng vẫn sẵn sàng đi cướp vợ của người khác. Khi hắn còn đang đương chức lí trưởng hắn không bỏ qua cơ hội ve vãn vợ Binh Chức. Những người trai trẻ luôn làm lão điên lên, vì bản thân đã già quá, mà các bà vợ thì vẫn cứ trẻ phây phây. Chính điều đó, đã khiến lão đẩy nhiều người lương thiện vào cảnh tha hóa.
Bá Kiến còn là kẻ độc ác, bất nhân. Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện, làm thuê cho gia đình Bá Kiến. Là một người nông dân khỏe mạnh, chăm làm nhưng khi làm việc ở nhà Bá Kiến, Chí Phèo bị bà ba dụ dỗ và khiến Bá Kiến nổi giận. Ông ta nổi giận vì Chí dám vụng trộm với bà bà, nhưng ông ta còn giận dữ hơn khi cảm thấy mình kém cỏi, già nua hơn so với Chí, Chính điều ấy đã khiến lão ta đưa đến một quyết định vô cùng khủng khiếp: chỉ muốn tất cả những thằng trai trẻ đều đi ở tù ». Hắn đã hủy hoại cuộc đời cả một con người: Tống Chí Phèo vào nhà tù thực dân. Sau bảy tám năm đi ở tù về, Chí Phèo đã thực sự bị tha hóa cả về nhân hình và nhân tính đúng như ý muốn của Bá Kiến.
Không chỉ vậy hắn còn là kẻ hết sức khôn khéo, nham hiểm. Chí Phèo đi tù trở về thường xuyên đến nhà Bá Kiến ăn vạ. Là là kẻ lọc lõi, nhìn thấy cảnh huyên náo, Chí Phèo nằm dài, không nhúc nhích hắn ta đã hiểu ra ngay cơ sự. Bằng sự giảo hoạt, hắn ta nhanh chóng tìm được cách ứng phó với Chí Phèo và đám đông xung quanh. Trước hết, dùng giọng nạt nộ để bắt các bà vợ vào nhà, sau đó, lão ta giải tán đám đông bằng một giọng dịu dàng, vừa cương quyết: Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ ! Có gì mà xúm lại như thế này. Dù người dân vẫn hết sức hào hứng, muốn chứng kiến việc Bá Kiến giải quyết tên Chí Phèo cũng không thể nán lại lâu hơn được nữa khi cụ Bá thét ra lửa đã đuổi khéo, không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Như vậy, Bá Kiến đã giải quyết được hai vấn đề, lão thừa hiểu Chí Phèo lợi dụng đám đông để làm toáng lên, khi mọi người đã giải tán hết, hắn không còn ai để hung hăng, để dựa dẫm nữa lão mới quay sang tên Chí Phèo đang nằm dưới đất. Hơn nữa, lão ta cũng biết với một kẻ đầu bò như Chí Phèo nếu làm căng lên sẽ hỏng hết việc, bởi vậy phải sử dụng giọng điệu tha thiết, mềm mỏng với hắn, nếu làm như vậy trước mặt dân làng sẽ mất hết cái uy của ông. Bá Kiến quả là một kẻ khôn ngoan, xảo quyệt lão làng.
Quay lại với Chí Phèo, hắn dở giọng đường mật, nhẹ nhàng: anh Chí ơi ! Sao anh lại làm ra thế ?. Rồi niềm nở mời Chí Phèo vào nhà uống nước, hỏi han thân mật như Chí là bạn của hắn : Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi. Không dừng lại ở đó, để làm cho Chí hoàn toàn bị lừa phỉnh, quên đi mục đích ban đầu hắn ta còn nhận họ hàng với Chí ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy, người ngoài biết. Hai tiếng người ngoài, có họ chắc đã khiến Chí Phèo sung sướng, bởi bỗng nhiên lại được trở nên cao quý khi có họ hàng với người làm quan to. Như vậy, từng bước một Bá Kiến đã lừa được Chí Phèo vào bẫy của mình, và cuối cùng hắn ta đã thắng.
Sự độc ác, nham hiểm của Bá Kiến còn đẩy lên một mức cao hơn với thủ đoạn dùng người hết sức độc ác: trị không lợi thì cụ dùng, lão dùng những người nông dân bị bần cùng hóa thành những công cụ, tay sai đắc lực cho hắn. Sau khi làm nguôi ngoai nỗi căm giận trong lòng Chí bằng những lời lẽ giảo hoạt, Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai đắc dụng của mình. Hắn sử dụng thằng đầu bò là Chí để trị những thằng đầu bò. Với cách dùng người mềm nắn rắn buông, dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò, Bá Kiến đã đẩy biết bao người nông dân lương thiện vào cảnh tù đày, tha hóa. Kết thúc tác phẩm, Bá Kiến bị Chí Phèo đâm chết. Nó là kết cục xứng đáng cho những tội danh, cho sự bất nhân mà hắn đã gây ra với biết bao nhiêu người.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cho bọn cường hào ác bác giam hiểm, độc ác, lão không từ bất kì thủ đoạn nào để bóc lột người dân, hắn còn mang trong mình nét riêng không hòa lẫn với những kẻ khác đó là sự gian hùng, nham hiểm, thủ đoạn. Ngôn ngữ nhân vật biến đổi linh hoạt, giúp bộc lộ tính cách nhân vật. Khi miêu tả Bá Kiến, Nam Cao không chỉ đơn thuần miêu tả ngoại hình mà còn khắc họa tâm địa nham hiểm của hắn: cụ cười nhạt nhưng giòn giã lắm, cụ hay quát để thử dây thần kinh người khác,… Qua đó Nam Cao vừa giúp cho người đọc có cái nhìn rõ nét, sắc sảo về nhân vật, vừa cho thấy tài năng miêu tả nhân vật bậc thầy của ông.
Bằng bút pháp xây dựng nhân vật xuất sắc, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Bá Kiến – kẻ đại diện cho giai cấp thống trị đương thời. Hắn ta là kẻ gian ngoan, xảo quyệt, với những thủ đoạn bóc lột vô cùng thâm độc. Khắc họa nhân vật Bá Kiến, Nam Cao cho thấy quá trình đấu tranh không khoan nhưỡng giữa nông dân và bọn cường hào, ác bá. Đồng thời cũng là lời phê phán, tố cáo đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời của Nam Cao.