Phân tích nhân vật viên quản ngục trg bài chữ ng tử tù Phân tích theo luận điểm:+hoàn cảnh sống +dũng cả

By Maria

Phân tích nhân vật viên quản ngục trg bài chữ ng tử tù
Phân tích theo luận điểm:+hoàn cảnh sống
+dũng cảm
+có thiên lương
(Ko chép mạng,có thể dùng kiến thức trên lớp)

0 bình luận về “Phân tích nhân vật viên quản ngục trg bài chữ ng tử tù Phân tích theo luận điểm:+hoàn cảnh sống +dũng cả”

  1. 1,MB :  Vang bóng một thời là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng. Nó đã khẳng định một phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và độc đáo của nhà văn lớn này. Chữ người tử tù là một trong số 11 truyện ngắn rút từ Vang bóng một thời, nó đã để lại cho ta nhiều dư vị văn chương. Trong truyện, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc chính là viên quản ngục, là thanh âm trong trẻo giữa thế giới ngục tù. 

    2,TB 

      a. Giới thuyết chung

    * Tập truyện:“Vang bóng một thời”:

    – Gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. Nhân vật chính là những nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”. Mỗi truyện đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã , phong lưu của những nhà nho tài hoa, lỡ vận. => Qua tập truyện này, nhà văn thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng; bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

    * Truyện ngắn “Chữ người tử tù” a. Xuất xứ: Trích trong “Vang bóng một thời”, tập truyện ngắn tiêu biểu và xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân trước CMT8 1945.Tác phẩm Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng. 

       – cảm nhận chung về nhân vật viên quản ngục:Nếu như nhân vật Huấn cao là biểu tượng về cái đẹp với sức mạnh hướng thiện của nó thì nhân vật viên quản ngục  được sáng tạo ra để hiện thực hóa sức mạnh ấy .

    b.Phân tích 

      * Hoàn cảnh sống của quản ngục 

       -Quản ngục sống : đề lao,nơi ” người ta sống bằng tàn nhẫn,lừa lọc”

       – sống trong hoàn cảnh như vậy,con người dễ bị th hóa

       => Quản ngục sống giữa 1 đám cặn bã,giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn,xô bồ 

      *Vẻ đẹp nhân vật viên quản ngục 

       – Quản ngục là người biết trọng người tài,biết tiếc cái tài 

         + Nói về người tử tù Huấn Cao bằng những lời trầm trồ,thán phục chân thành “Trong đó,tôi nhận thấy….rất đẹp đó không?”

         + Bày tỏ tình cảm với người tử tù” Thầy bảo bọn ngục… trong cùng” 

         + Sáng hôm sau,Huấn Cao bị áp giải đến,quản ngục đac đối xử đặc biệt với Huấn Cao : nhìn bằng cặp mắt hiền lành…

        => phải chăng ánh sáng của thiện lương ,khí phách của người nghệ sĩ tài hoa đã chiếu sáng tâm hồn quản ngục để hắn được sống chân thực nhất với lòng mình 

      – Quản ngục là người biết giá trị của văn hóa,của cái đẹp

        + Hết lời ngợi ca tài năng của Huấn Cao ” người có tài viết chữ rất nhanh…,coi chữ HC là báu vật 

        + Có sở nguyện cao quý : được treo ở nhà riêng 1 đôi câu đối do tay ông HC viết 

         + Khổ tâm 1 nỗi,có 1 ôgn HC trong tay mình,dưới quyền mình mà k biết làm thế nào để xin được chữ 

       – Phẩm chất được bộc lộ qua hành vi,suy nghĩ 

         +Biệt nhỡn liên tài đối với HC => Vì quá yêu quý 1 người hiền lành mà quản ngục sẵn sàng hi sinh cả tính mạng,danh dự chà đạp lên tư cách viên quan của mình

        + Bị HC sỉ nhục nhưng vẫn điềm đạm,nhún nhường,lễ phép 

         + Mong HC dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện 

         + Nhận được lệnh chém HC,quản ngục tái nhợt người đi 

          + Xúc động trước 1 tấm lòng trong thiên hạ : phân tích qua cảnh cho chữ 

           + Khúm núm nhận chữ,thái độ trân trọng đến thành kính 

      – Quản ngục là người khôgn sợ cường quyền : bỏ lỏng pháp luật nhà tù ,chăm lo,biệt đãi tử tù 

      – Là người có lương tri trogn sạch 

          + Suy nghĩ nhiều về nghề của mình ” ông trời nhiều khi…lũ quay quắt”

           + Nhận ra sai lầm của mình khi chọn nhầm nghề mất rồi 

           +Khi được HC khuyên đổi chỗ ở thì xúc động nghẹn ngào ( PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CÁI CÚI ĐẦU)

    => Tấm lòng của viên quản ngục như đóa hoa sen trên đầm lầy tăm tối,hôi hám trong xã hội xưa 

    c. Đánh giá chung 

      * Nội dung tư tưởng 

        – Quản ngục là người biết quý trọng người tài,yêu cái đẹp 

        – Đề cao cái tài,sở thích cao quý của viên coi ngục 

       – Triết lí nhân bản 

       – Quan niệm lãng mạn về con người của Nguyễn Tuân 

      * Nghệ thuật 

    3.KB : Khẳng định lại vấn đề 

    *Bài viết tham khảo

    Vang bóng một thời là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng. Nó đã khẳng định một phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và độc đáo của nhà văn lớn này. Chữ người tử tù là một trong số 11 truyện ngắn rút từ Vang bóng một thời, nó đã để lại cho ta nhiều dư vị văn chương. Trong truyện, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc chính là viên quản ngục, là thanh âm trong trẻo giữa thế giới ngục tù.

    “Chữ người tử tù” kể về một người tử tù có tài viết chữ đẹp tên Huấn Cao. Khi bị đưa vào tù, người quản ngục thay vì đối xử với người tù tàn bạo, độc ác thì lại vô cùng trân trọng, ngưỡng mộ Huấn Cao vì cái tài, khao khát được Huấn Cao viết cho dòng thư pháp. Trước ngày Huấn Cao bị hành hình, trong nhà ngục tối tăm, ẩm thấp cảnh cho chữ được diễn ra đầy xúc động. Hình tượng viên quản ngục được tác giả xây dựng với những đặc điểm nổi bật, một tâm hồn thánh thiện, khát khao và trân quý cái đẹp.

    Viên quản ngục được giới thiệu theo cách trực tiếp trong cuộc đối thoại với thơ lại. Nguyễn Tuân miêu tả viên quản ngục với một vài nét đặc trưng về ngoại hình: “băn khoăn ngồi bóp thái dương”, “đều đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”, “bộ mặt tư lự”, bộc lộ hình ảnh của một con người từng trải, giàu trải nghiệm. Những nét miêu tả ấy không chỉ mang đến cho người đọc những hình dung về diện mạo, tuổi tác, phong thái của viên quản ngục mà còn góp phần khắc sâu thế giới nội tâm nhân vật. Bên trong con người có vẻ đăm chiêu kia dường như đang chất chứa những nỗi niềm, tâm sự day dứt. Hình ảnh con người điềm tĩnh, kín đáo, có phần khắc khổ, hoàn toàn khác với vẻ ngoài hống hách, tàn ác của viên quan coi ngục thông thường. Người đọc bỗng đặt ra câu hỏi rằng, tại sao một con người có gương mặt suy tư như thế lại làm một cái nghề đi ngược với thiên lương của mình như vậy?

    Nhân vật làm nghề coi ngục, đại diện cho giai cấp thống trị, biểu tượng của cái ác, của sự hà khắc trong giai cấp phong kiến nhưng lại có tình yêu cháy bỏng cho cái đẹp. Dưới góc độ nghề nghiệp, vị thế của quản ngục khác hoàn toàn so với Huấn Cao. Nhưng nhà văn đã chú trọng miêu tả cái tâm, một nhân cách đẹp đẽ tỏa sáng nơi ngục tù tăm tối. Điều này thể hiện qua thái độ tiếp nhận tù nhân và sự biệt đãi đối với Huấn Cao như “bảo ngục tốt quét dọn lại buồng giam tươm tất, sạch sẽ”, những ngày Huấn Cao ở tù cũng ngày ngày dâng rượu thịt với thái độ cung kính. Đây quả là một sự đối đãi quá sức đặc biệt đối với một tù nhân. Mặc dù lúc đầu bị Huấn Cao khinh bỉ đuổi đi, nhưng người quản ngục vẫn đều đặn tỏ lòng kính trọng, vẫn dâng rượu thịt, thậm chí còn hậu hĩnh hơn trước. Lạ kì thay, kẻ tử tù thì ra oai, khinh bạt, kẻ coi tù lại nhịn nhục, hạ thấp mình. Sự đối lập giữa vị thế và cách ứng xử của nhân vật đã khẳng định cai ngục là người hết mực trân trọng cái tài, cái đẹp. Chính bản thân quản ngục cũng không hề oán than thái độ của Huấn Cao mà còn tự ý thức rằng:” Mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Ông ý thức sâu sắc về mình, về vị thế của bản thân. Thật nghịch lý khi một kẻ thống trị lại tự nhận mình thấp kém. Phải chăng, cái nghịch lý ấy đã lý giải được tấm lòng nhân vật trước cái tài, cái đẹp cốt lõi trong tâm hồn con người. Không phải ai cũng có những hiểu biết về Huấn Cao nổi tiếng viết chữ đẹp. Qua ngòi bút Nguyễn Tuân, quản ngục là người có vẻ đẹp “Thiên lương trong sáng”, một bản chất lương thiện trời phú. Nguyễn Tuân cũng từng có những liên tưởng rất thú vị về nhân vật này, một :nốt nhạc đẹp, một nốt sáng vút cao giữa bản đàn hỗn loạn, xô bồ”.

    Viên quản ngục còn là một người có nhân cách đẹp, biểu tượng của cái đẹp đặt trên cái trần tục tầm thường. Nguyễn Tuân từng khẳng định: “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Phải chăng, giữa đống cặn bã của ngục tù, hình ảnh viên quản ngục chính là viên ngọc trong trẻo, sáng rỡ. Vẻ đẹp nhân cách được thể hiện ở việc nhân vật này luôn lấy cái tài hoa, khí phách và nhân cách để làm thước đo giá trị con người. Đối với thầy thơ lại, viên quản ngục nghĩ rằng “hắn cũng như mình, cũng chọn nhầm nghề mất rồi”. Một kẻ kính mến khí phách, con mắt nhìn người sâu sắc, lấy tiêu chí từ vẻ đẹp tài hoa chứ không xuất phát từ xuất thân hay vẻ ngoài. Vẻ đẹp tâm hồn còn được thể hiện qua khát vọng xin chữ, “sở nguyện” của cả đời người. Đó là hoài bão, khát vọng làm sao để xin được chữ của Huấn Cao. Trong lòng viên quản ngục chỉ băn khoăn rằng mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất. Chơi chữ là một nghệ thuật, người chơi chữ phải là một người nghệ sĩ tài hoa có con mắt thẩm mĩ vượt lên trên cái tầm thường. Với quản ngục, nét chữ của Huấn Cao giống như một báu vật, trân trọng nét chữ hay chính là trân trọng nhân cách và giá trị con người. Tấm lòng của quản ngục với Huấn Cao là tấm lòng trân trọng cái tài. Chừng nào vẫn có những con người sáng tạo ra cái đẹp, chừng đó vẫn có những con người khát khao nâng giữ và vinh danh cái đẹp đó.

    Tài năng xây dựng nhân vật với những nét đặc trưng điển hình, ngôn từ mĩ miều và cách thức để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua lời nói và hành động, Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng một nhân vật thứ chính nổi bật với những đức tính tốt đẹp. Đặc biệt, nhân vật này cũng yêu cái đẹp, tôn sùng cái đẹp như chính cái cách mà Nguyễn Tuân quan niệm về đời sống, văn chương và xã hội.

    Trả lời

Viết một bình luận