Phân tích nhân vật viên quản ngục trong chữ người tử từ của Nguyễn Tuân *Viên quản ngục là thanh âm xô bồ
0 bình luận về “Phân tích nhân vật viên quản ngục trong chữ người tử từ của Nguyễn Tuân *Viên quản ngục là thanh âm xô bồ”
Bạn tham khảo nha !
I. Mở bài: giới thiệu Viên quản ngục
Ví dụ:
Truyện ngắn Chữ người tử tù là một câu chuyện được xem là đặc sắc, trong câu chuyện có một tình huống hết sức éo le giữa hai con người hai số phận. câu chuyện nói đến hai người cùng yêu cái đẹp nhưng lại có địa vị xã hội trái người nhau, và đồng thời sự gặp gỡ giữa hai nhân vật này cũng hết sức đặc biệt. nổi bật trong câu chuyện là hình ảnh của viên quản ngục, một con người yêu cái đẹp nhưng lại sống trong một chế độ mục nát, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhân vật này.
II. Thân bài: phân tích viên quản ngục trong Chữ người Tử tù
1. Ngoại hình của viên quản ngục:
– Một người tuổi trung niên
– Khuôn mặt như mặt ao
– Viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu
2. Tính cách của viên quản ngục
– Viên quản ngục có tâm hồn thuần khiết, yêu cái đẹp
– Ông là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu nghệ thuật
– Viên quản ngục có tấm lòng khâm phục những người tài hoa
– Ông là người có tâm hồn nghệ sĩ, nâng niu cái đẹp, cái có giá trị thẩm mĩ
– Là một con người có tâm hồn trong sáng
3. Nhận xét chung về viên quản ngục
– Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
– Có một cách dẫn dắt để thể hiện được nhân vật một cách sâu sắc
– Xây dựng tình huống truyện độc đáo và tinh tế
III. Kết bài:nêu cảm nhận của em về nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù
Ví dụ:
Viên quản ngục trong Chữ người tử tù là một người có tấm lòng hiền hậu, yêu cái đẹp và có vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc. ông là một trong số ít người còn sót lại với chế độ xã hội mục nát mà yêu cái đẹp, yêu thẩm mỹ.
Bài văn mẫu :
Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Mang trong mình niềm đam mê cái đẹp, các sáng tác của ông luôn tập trung khám phá, khai thác con người ở khía cạnh tài hoa, nghệ sĩ. Viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một nhân vật điển hình cho bút pháp sáng tạo và tư duy nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
“Chữ người tử tù” kể về một người tử tù có tài viết chữ đẹp tên Huấn Cao. Khi bị đưa vào tù, người quản ngục thay vì đối xử với người tù tàn bạo, độc ác thì lại vô cùng trân trọng, ngưỡng mộ Huấn Cao vì cái tài, khao khát được Huấn Cao viết cho dòng thư pháp. Trước ngày Huấn Cao bị hành hình, trong nhà ngục tối tăm, ẩm thấp cảnh cho chữ được diễn ra đầy xúc động. Hình tượng viên quản ngục được tác giả xây dựng với những đặc điểm nổi bật, một tâm hồn thánh thiện, khát khao và trân quý cái đẹp.
Viên quản ngục được giới thiệu theo cách trực tiếp trong cuộc đối thoại với thơ lại. Nguyễn Tuân miêu tả viên quản ngục với một vài nét đặc trưng về ngoại hình: “băn khoăn ngồi bóp thái dương”, “đều đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”, “bộ mặt tư lự”, bộc lộ hình ảnh của một con người từng trải, giàu trải nghiệm. Những nét miêu tả ấy không chỉ mang đến cho người đọc những hình dung về diện mạo, tuổi tác, phong thái của viên quản ngục mà còn góp phần khắc sâu thế giới nội tâm nhân vật. Bên trong con người có vẻ đăm chiêu kia dường như đang chất chứa những nỗi niềm, tâm sự day dứt. Hình ảnh con người điềm tĩnh, kín đáo, có phần khắc khổ, hoàn toàn khác với vẻ ngoài hống hách, tàn ác của viên quan coi ngục thông thường. Người đọc bỗng đặt ra câu hỏi rằng, tại sao một con người có gương mặt suy tư như thế lại làm một cái nghề đi ngược với thiên lương của mình như vậy?
Nhân vật làm nghề coi ngục, đại diện cho giai cấp thống trị, biểu tượng của cái ác, của sự hà khắc trong giai cấp phong kiến nhưng lại có tình yêu cháy bỏng cho cái đẹp. Dưới góc độ nghề nghiệp, vị thế của quản ngục khác hoàn toàn so với Huấn Cao. Nhưng nhà văn đã chú trọng miêu tả cái tâm, một nhân cách đẹp đẽ tỏa sáng nơi ngục tù tăm tối. Điều này thể hiện qua thái độ tiếp nhận tù nhân và sự biệt đãi đối với Huấn Cao như “bảo ngục tốt quét dọn lại buồng giam tươm tất, sạch sẽ”, những ngày Huấn Cao ở tù cũng ngày ngày dâng rượu thịt với thái độ cung kính. Đây quả là một sự đối đãi quá sức đặc biệt đối với một tù nhân. Mặc dù lúc đầu bị Huấn Cao khinh bỉ đuổi đi, nhưng người quản ngục vẫn đều đặn tỏ lòng kính trọng, vẫn dâng rượu thịt, thậm chí còn hậu hĩnh hơn trước.
Lạ kì thay, kẻ tử tù thì ra oai, khinh bạt, kẻ coi tù lại nhịn nhục, hạ thấp mình. Sự đối lập giữa vị thế và cách ứng xử của nhân vật đã khẳng định cai ngục là người hết mực trân trọng cái tài, cái đẹp. Chính bản thân quản ngục cũng không hề oán than thái độ của Huấn Cao mà còn tự ý thức rằng:” Mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Ông ý thức sâu sắc về mình, về vị thế của bản thân. Thật nghịch lý khi một kẻ thống trị lại tự nhận mình thấp kém. Phải chăng, cái nghịch lý ấy đã lý giải được tấm lòng nhân vật trước cái tài, cái đẹp cốt lõi trong tâm hồn con người. Không phải ai cũng có những hiểu biết về Huấn Cao nổi tiếng viết chữ đẹp. Qua ngòi bút Nguyễn Tuân, quản ngục là người có vẻ đẹp “Thiên lương trong sáng”, một bản chất lương thiện trời phú. Nguyễn Tuân cũng từng có những liên tưởng rất thú vị về nhân vật này, một :nốt nhạc đẹp, một nốt sáng vút cao giữa bản đàn hỗn loạn, xô bồ”.
Viên quản ngục còn là một người có nhân cách đẹp, biểu tượng của cái đẹp đặt trên cái trần tục tầm thường. Nguyễn Tuân từng khẳng định: “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Phải chăng, giữa đống cặn bã của ngục tù, hình ảnh viên quản ngục chính là viên ngọc trong trẻo, sáng rỡ. Vẻ đẹp nhân cách được thể hiện ở việc nhân vật này luôn lấy cái tài hoa, khí phách và nhân cách để làm thước đo giá trị con người. Đối với thầy thơ lại, viên quản ngục nghĩ rằng “hắn cũng như mình, cũng chọn nhầm nghề mất rồi”. Một kẻ kính mến khí phách, con mắt nhìn người sâu sắc, lấy tiêu chí từ vẻ đẹp tài hoa chứ không xuất phát từ xuất thân hay vẻ ngoài. Vẻ đẹp tâm hồn còn được thể hiện qua khát vọng xin chữ, “sở nguyện” của cả đời người.
Đó là hoài bão, khát vọng làm sao để xin được chữ của Huấn Cao. Trong lòng viên quản ngục chỉ băn khoăn rằng mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất. Chơi chữ là một nghệ thuật, người chơi chữ phải là một người nghệ sĩ tài hoa có con mắt thẩm mĩ vượt lên trên cái tầm thường. Với quản ngục, nét chữ của Huấn Cao giống như một báu vật, trân trọng nét chữ hay chính là trân trọng nhân cách và giá trị con người. Tấm lòng của quản ngục với Huấn Cao là tấm lòng trân trọng cái tài. Chừng nào vẫn có những con người sáng tạo ra cái đẹp, chừng đó vẫn có những con người khát khao nâng giữ và vinh danh cái đẹp đó.
Tài năng xây dựng nhân vật với những nét đặc trưng điển hình, ngôn từ mĩ miều và cách thức để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua lời nói và hành động, Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng một nhân vật thứ chính nổi bật với những đức tính tốt đẹp. Đặc biệt, nhân vật này cũng yêu cái đẹp, tôn sùng cái đẹp như chính cái cách mà Nguyễn Tuân quan niệm về đời sống, văn chương và xã hội.
Bạn tham khảo nha !
I. Mở bài: giới thiệu Viên quản ngục
Ví dụ:
Truyện ngắn Chữ người tử tù là một câu chuyện được xem là đặc sắc, trong câu chuyện có một tình huống hết sức éo le giữa hai con người hai số phận. câu chuyện nói đến hai người cùng yêu cái đẹp nhưng lại có địa vị xã hội trái người nhau, và đồng thời sự gặp gỡ giữa hai nhân vật này cũng hết sức đặc biệt. nổi bật trong câu chuyện là hình ảnh của viên quản ngục, một con người yêu cái đẹp nhưng lại sống trong một chế độ mục nát, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhân vật này.
II. Thân bài: phân tích viên quản ngục trong Chữ người Tử tù
1. Ngoại hình của viên quản ngục:
– Một người tuổi trung niên
– Khuôn mặt như mặt ao
– Viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu
2. Tính cách của viên quản ngục
– Viên quản ngục có tâm hồn thuần khiết, yêu cái đẹp
– Ông là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu nghệ thuật
– Viên quản ngục có tấm lòng khâm phục những người tài hoa
– Ông là người có tâm hồn nghệ sĩ, nâng niu cái đẹp, cái có giá trị thẩm mĩ
– Là một con người có tâm hồn trong sáng
3. Nhận xét chung về viên quản ngục
– Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
– Có một cách dẫn dắt để thể hiện được nhân vật một cách sâu sắc
– Xây dựng tình huống truyện độc đáo và tinh tế
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù
Ví dụ:
Viên quản ngục trong Chữ người tử tù là một người có tấm lòng hiền hậu, yêu cái đẹp và có vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc. ông là một trong số ít người còn sót lại với chế độ xã hội mục nát mà yêu cái đẹp, yêu thẩm mỹ.
Bài văn mẫu :
Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Mang trong mình niềm đam mê cái đẹp, các sáng tác của ông luôn tập trung khám phá, khai thác con người ở khía cạnh tài hoa, nghệ sĩ. Viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một nhân vật điển hình cho bút pháp sáng tạo và tư duy nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
“Chữ người tử tù” kể về một người tử tù có tài viết chữ đẹp tên Huấn Cao. Khi bị đưa vào tù, người quản ngục thay vì đối xử với người tù tàn bạo, độc ác thì lại vô cùng trân trọng, ngưỡng mộ Huấn Cao vì cái tài, khao khát được Huấn Cao viết cho dòng thư pháp. Trước ngày Huấn Cao bị hành hình, trong nhà ngục tối tăm, ẩm thấp cảnh cho chữ được diễn ra đầy xúc động. Hình tượng viên quản ngục được tác giả xây dựng với những đặc điểm nổi bật, một tâm hồn thánh thiện, khát khao và trân quý cái đẹp.
Viên quản ngục được giới thiệu theo cách trực tiếp trong cuộc đối thoại với thơ lại. Nguyễn Tuân miêu tả viên quản ngục với một vài nét đặc trưng về ngoại hình: “băn khoăn ngồi bóp thái dương”, “đều đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”, “bộ mặt tư lự”, bộc lộ hình ảnh của một con người từng trải, giàu trải nghiệm. Những nét miêu tả ấy không chỉ mang đến cho người đọc những hình dung về diện mạo, tuổi tác, phong thái của viên quản ngục mà còn góp phần khắc sâu thế giới nội tâm nhân vật. Bên trong con người có vẻ đăm chiêu kia dường như đang chất chứa những nỗi niềm, tâm sự day dứt. Hình ảnh con người điềm tĩnh, kín đáo, có phần khắc khổ, hoàn toàn khác với vẻ ngoài hống hách, tàn ác của viên quan coi ngục thông thường. Người đọc bỗng đặt ra câu hỏi rằng, tại sao một con người có gương mặt suy tư như thế lại làm một cái nghề đi ngược với thiên lương của mình như vậy?
Nhân vật làm nghề coi ngục, đại diện cho giai cấp thống trị, biểu tượng của cái ác, của sự hà khắc trong giai cấp phong kiến nhưng lại có tình yêu cháy bỏng cho cái đẹp. Dưới góc độ nghề nghiệp, vị thế của quản ngục khác hoàn toàn so với Huấn Cao. Nhưng nhà văn đã chú trọng miêu tả cái tâm, một nhân cách đẹp đẽ tỏa sáng nơi ngục tù tăm tối. Điều này thể hiện qua thái độ tiếp nhận tù nhân và sự biệt đãi đối với Huấn Cao như “bảo ngục tốt quét dọn lại buồng giam tươm tất, sạch sẽ”, những ngày Huấn Cao ở tù cũng ngày ngày dâng rượu thịt với thái độ cung kính. Đây quả là một sự đối đãi quá sức đặc biệt đối với một tù nhân. Mặc dù lúc đầu bị Huấn Cao khinh bỉ đuổi đi, nhưng người quản ngục vẫn đều đặn tỏ lòng kính trọng, vẫn dâng rượu thịt, thậm chí còn hậu hĩnh hơn trước.
Lạ kì thay, kẻ tử tù thì ra oai, khinh bạt, kẻ coi tù lại nhịn nhục, hạ thấp mình. Sự đối lập giữa vị thế và cách ứng xử của nhân vật đã khẳng định cai ngục là người hết mực trân trọng cái tài, cái đẹp. Chính bản thân quản ngục cũng không hề oán than thái độ của Huấn Cao mà còn tự ý thức rằng:” Mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Ông ý thức sâu sắc về mình, về vị thế của bản thân. Thật nghịch lý khi một kẻ thống trị lại tự nhận mình thấp kém. Phải chăng, cái nghịch lý ấy đã lý giải được tấm lòng nhân vật trước cái tài, cái đẹp cốt lõi trong tâm hồn con người. Không phải ai cũng có những hiểu biết về Huấn Cao nổi tiếng viết chữ đẹp. Qua ngòi bút Nguyễn Tuân, quản ngục là người có vẻ đẹp “Thiên lương trong sáng”, một bản chất lương thiện trời phú. Nguyễn Tuân cũng từng có những liên tưởng rất thú vị về nhân vật này, một :nốt nhạc đẹp, một nốt sáng vút cao giữa bản đàn hỗn loạn, xô bồ”.
Viên quản ngục còn là một người có nhân cách đẹp, biểu tượng của cái đẹp đặt trên cái trần tục tầm thường. Nguyễn Tuân từng khẳng định: “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Phải chăng, giữa đống cặn bã của ngục tù, hình ảnh viên quản ngục chính là viên ngọc trong trẻo, sáng rỡ. Vẻ đẹp nhân cách được thể hiện ở việc nhân vật này luôn lấy cái tài hoa, khí phách và nhân cách để làm thước đo giá trị con người. Đối với thầy thơ lại, viên quản ngục nghĩ rằng “hắn cũng như mình, cũng chọn nhầm nghề mất rồi”. Một kẻ kính mến khí phách, con mắt nhìn người sâu sắc, lấy tiêu chí từ vẻ đẹp tài hoa chứ không xuất phát từ xuất thân hay vẻ ngoài. Vẻ đẹp tâm hồn còn được thể hiện qua khát vọng xin chữ, “sở nguyện” của cả đời người.
Đó là hoài bão, khát vọng làm sao để xin được chữ của Huấn Cao. Trong lòng viên quản ngục chỉ băn khoăn rằng mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất. Chơi chữ là một nghệ thuật, người chơi chữ phải là một người nghệ sĩ tài hoa có con mắt thẩm mĩ vượt lên trên cái tầm thường. Với quản ngục, nét chữ của Huấn Cao giống như một báu vật, trân trọng nét chữ hay chính là trân trọng nhân cách và giá trị con người. Tấm lòng của quản ngục với Huấn Cao là tấm lòng trân trọng cái tài. Chừng nào vẫn có những con người sáng tạo ra cái đẹp, chừng đó vẫn có những con người khát khao nâng giữ và vinh danh cái đẹp đó.
Tài năng xây dựng nhân vật với những nét đặc trưng điển hình, ngôn từ mĩ miều và cách thức để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua lời nói và hành động, Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng một nhân vật thứ chính nổi bật với những đức tính tốt đẹp. Đặc biệt, nhân vật này cũng yêu cái đẹp, tôn sùng cái đẹp như chính cái cách mà Nguyễn Tuân quan niệm về đời sống, văn chương và xã hội.