Phân tích những biểu hiện của sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thời Lý- Trần- Lê

Phân tích những biểu hiện của sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thời Lý- Trần- Lê

0 bình luận về “Phân tích những biểu hiện của sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thời Lý- Trần- Lê”

  1. * Thủ công nghiệp:

    – Thủ công nghiệp dân gian:

    + Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển.

    + Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

    + Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất (mỏ vàng, bạc, đồng,…) ngày càng phát triển.

    + Các làng nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương),…

    – Thủ công nghiệp nhà nước:

    + Nhà nước thành lập các xưởng thủ công chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

    + Đầu thế kỉ XV, chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu.

    * Thương nghiệp:

    – Nội thương:

    + Các chợ làng, chợ chùa, chợ huyện mọc lên ở nhiều nơi.

    + Giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, thủ công ngày càng nhộn nhịp.

    + Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.

    – Ngoại thương:

    + Giao lưu buôn bán với nước ngoài phát triển, chủ yếu là với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

    + Nhiều bến cảng được xây dựng và hoạt động tấp nập như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Thị Nại (Bình Định),…

    + Ở vùng biên giới Việt – Trung hình thành nhiều điểm trao đổi hàng hóa. Các mặt hàng trao đổi phong phú: lụa là, giấy bút, hương liệu, vàng ngọc,…

    + Tuy nhiên, vào thời Lê sơ, nhà nước không chủ trương phát triển ngoại thương. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.

    Bình luận
  2. – Thủ công nghiệp

         + Nhà nước thành lập các quan xưởng, tập trung thợ giỏi sản xuất : tiền, vũ khí, thuyền chiến

         + Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

         + Các làng nghề thủ công ra đời: Thổ Hà, Bát Tràng, Nga Sơn,Chu Đậu…

    Quảng cáo

         + Sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao: đại bác, thuyền chiến,…

    – Thương nghiệp

         + Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị, trung tâm buôn bán và làm nghề truyền thống.

         + Ngoại thương: Khá phát triển, nhiều bến cảng được xây dựng, vùng biên giới Việt – Trung hình thành các địa điểm buôn bán.

    Bình luận

Viết một bình luận