phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ hữu thỉnh trong đoạn thơ sau Bỗng nhận ra hương ổi

By Adalynn

phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ hữu thỉnh trong đoạn thơ sau
Bỗng nhận ra hương ổi
phả vào trong gió se
sương chùng chình qua ngõ
hình như thu đã về
sông được lúc dềnh dàng
chim bắt đầu vội vã
có đám mây mùa hạ
vắt nửa mình sang thu

0 bình luận về “phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ hữu thỉnh trong đoạn thơ sau Bỗng nhận ra hương ổi”

  1. 1. KHỔ 1 

    – Trước hết, tác giả cảm nhận tín hiệu giao mùa bằng khứu giác “Bônngx nhận ra hương ổi – Phả vào trong gió xe”. “Hương ổi” là hương vị của những ngày chớm thu. Đó là hương thơm mộc mạc của làng quê đnag lan tỏa trong ko gian nơi vườn thôn, ngõ xóm. Từ “phả” giàu sức gợi cảm, vừa thể hiện sự tỏa vào, trộn lẫn trong làn gió heo may. Hương thơm của ổi đang vào độ đậm nhất. Hương thơm đó như sánh lại, luồn vào trong gió gợi cho ta hình dung cụ thể hương ổi chín và sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương. 

    – Nhà thơ còn cảm nhận tín hiệu thu về bằng xúc giác “gió se” là cơn gió heo may lành lạnh để gợi trong ta một cảm xúc dễ chịu, một chút âng lâng đổi mùa.

    – Tín hiệu thu về, nhà thơ còn cảm nhận được bằng thị giác “sương chùng chình quá ngõ – hình như thu đã về”. “Chùng chình” là từ láy kkết hợp với hình ảnh nhân hóa khiến những hạt sương sớm mai nỏ li ti ấy như có tâm hồn, có cảm nhận riêng cũng nhẹ nhàng, thong thả vương vít như cố ý chậm lại khi bước chân qua ngưỡng cửa của mùa thu. “Ngõ” ở đây là ngõ thực của làng quê nhưng có lẽ là con ngõ thông giữa hai mùa thu-hạ.

    – Cảm xúc của nhà thơ như mơ hồ khi nhận ra mùa thu đã về. Cảm nhận đó được thể hiện qua từ “bỗng”, “hình như”. Đó là tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác mơ hồ, mong manh về một mùa thu đã đến từ lúc nào. 

    2. KHỔ 2

    – “Sông  được lúc dềnh dàng” Là nghệ thuật (NT) nhân hóa và từ láy, gợi sự vận động nhẹ nhàng, hình ảnh dòng thu êm đềm trôi mở ra một không gian thu dài rộng.

    – “Chim bắt đầu vội vã” NT nhân hóa và từ láy gợi sự vận động gấp gáp, mạnh mẽ, hình ảnh đàn chim di cư mải miết bay về phương Nam tránh rét mở ra một không gian thu cao rộng trên không trung.

    -> Cả hai câu gợi sự vận động tương phản.

    – “Có đám mây mùa hạ – Vắt nửa mình sang thu” Đám mây như một cây cầu nối như giữa hai mùa hạ – thu gợi bước chuyển nhẹ nhàng của mùa thu cùng bao sắc màu của cuộc sống. Câu thơ mở ra không gian thu bao la, cả thiên nhiên vũ trụ chuyển mình vào thu vừa có cái tĩnh lặng, êm đềm của mùa thu, vừa xôn xao sức sống. Đây chính là thành công của nhà thơ. Hữu Thỉnh đã biết làm mới những gì đã cũ. Khổ thơ 2 như một bức tranh sơn dầu, với không gian cao rộng, nhiều màu sắc, tràn đầy sức sống. Tác giả cảm nhận thu về ở khổ thơ thứ 2 rõ nét, không còn mong manh mơ hồ như ở khổ thơ thứ nhất. 

    —————————

    Đay là nguyên bản mình đánh máy từ vở mình ra mà cô giáo mình dạy ở lớp. Không hề copy trên mạng đó. Xin ctlhn ạ ????

    Trả lời
  2.  Mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp, một hương sắc rất riêng. Và vẻ đẹp ấy, hương sắc ấy đã được nhà thơ Hữu Thỉnh bắt gặp. Ông đã cảm nhận được hơi thở của đất trời khi chuyển mình sang thu. Sự chuyển mình của mùa thu được nhà thơ thế hiện rõ ràng trong hai khổ thơ đầu:Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về     Nhà thơ chợt nhận thấy thu về qua mùi hương ổi. Đó là một mùi hương đặc trưng, mùi hương nhè nhẹ, thoang thoảng nhưng lại làm thức tỉnh lòng người. Nhà thơ bắt gặp mùi hương ấy một cách rất tình cờ và rồi lại nhận thấy nó rõ ràng hơn trong làn gió thu se se lạnh. Động từ phả gợi cho ta cảm giác chỉ nhẹ thôi, nhưng lại rõ rệt, nó không mạnh mẽ nhưng lại đủ làm cho người đọc cảm giác đắm chìm trong đất trời mùa thu. Cùng với những làn gió thu nhè nhẹ, se se, từng màn sương chùng chình qua ngõ. Sương thu giăng đầy ngõ, di chuyển đủng đỉnh, chậm chạp. Từ láy chùng chình đã diễn tả cảm nhận đó của nhà thơ. Màn sương thu đã tạo cho nhà thơ cảm giác mờ ảo, thiên nhiên lúc này trở nên huyền bí. Với hương ổi trong vườn, làn gió se lạnh và làn sương chùng chình, nhà thơ như đã phần nào cảm nhận được hương sắc mùa thu. Tuy nhiên, cảm nhận ấy lại không chắc chắn, khiến nhà thơ đưa ra nhận định: Hình như thu đã về. Hình như là sự băn khoăn của nhà thơ. Và sự băn khoăn ấy lại được nhà thơ giải đáp trong khổ thơ thứ hai của bài thơ:Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu.     Rõ ràng mùa thu đã đến. Sắc thu không chỉ len lỏi trong mùi hương ổi, làn gió, màn sương mà lúc này nó bao trùm lên toàn cảnh vật. Nếu như khổ thơ đầu chỉ là sự suy đoán thì khổ thơ thứ hai lại là sự chắc chắn của tác giả.     Một loạt hình ảnh được tác giả nhân hoá làm thu sang rõ ràng bơn. Đó là một bức tranh thu trong sáng vô cũng. Những cảnh vật được nhà thơ lựa chọn để miêu tả đất trời vào thu đều đang ở trong trạng thái ngập ngừng nhưng đầy chủ động. Dòng sông dềnh dàng, đàn chim vội vã, đám mây mùa hạ đang vắt mình sang thu. Đây đều là những hình ảnh đặc sắc, không chỉ hiện lên ở hiện tại mà còn đem người đọc trở về với quá khứ mùa hạ. Dòng sông không còn dữ dội như mùa hạ mà trở nên dềnh dàng, chim vội vã để tránh gió thu se lạnh. Đặc biệt hơn, nhà thơ sử dụng động từ vắt với đám mây. Dường như đám mây ấy vẫn còn lưu luyến với mùa hạ nhưng lại phải tuân theo sự tự nhiên của đất trời bước sang thu. Dòng sông lững lờ, khoan thai trôi, đúng như sự êm ả, nhẹ nhàng của mùa thu. Tất cả những cảnh vật thiên nhiên ấy gợi cho chúng ta một điều: Mùa thu đã đến thật rồi! Thu sang được cảm nhận bằng tâm hồn thi sĩ thật mơ mộng. Cái hình ảnh về những sự vật ấy được nhà thơ nhân hoá vận động nhịp nhàng theo sự chuyển mùa hợp lí qua cảm nhận hết sức tinh tế của nhà thơ.     Sang thu của Hữu Thỉnh làm ta chợt nhận ra hương ổi, làn gió, màn sương thu hay dòng sông, đám mây… những sự việc gần gũi, thân quen làm nên đường nét rất riêng của mùa thu Việt Nam. Không chỉ riêng nhà thơ, mà mỗi chúng ta đều có thể cảm nhận được mùa thu ấy – một mùa thu êm ả, lắng đọng, ấm áp

    Trả lời

Viết một bình luận