Phan tich nhung co so hinh thanh tinh dong chi dong doi ma nha tho the hien trong 7 dong tho dau cua bai tho dong chi (viet doan van 10 cau ket cau dien dich su dung cau ghep)
Phan tich nhung co so hinh thanh tinh dong chi dong doi ma nha tho the hien trong 7 dong tho dau cua bai tho dong chi (viet doan van 10 cau ket cau dien dich su dung cau ghep)
Vốn ban đầu, họ là những người xa lạ, ở nhiều phương trời khác nhau và chưa một lần gặp mặt. Giờ đây, cuộc kháng chiến của dân tộc đã khiến họ gặp nhau và trở thành thân thiết, rồi trở thành đồng chí. Trước hết, họ cùng chung hoàn cảnh xuất thân: Đều là những người nông dân đến từ những miền quê nghèo khó, lam lũ. Họ vốn quen với cuốc cày hơn là khói lửa, binh đao. Thứ hai,họ cùng chung nhiệm vụ “ Súng bên súng”, chung lý tưởng “ Đầu sát bên đầu”. Họ cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên. Chính nhiệm vụ cao cả đã gắn kết “anh” và “ Tôi” trong một đội ngũ để trở thành đồng chí, đồng đội thân thiết. Sự gặp gỡ của họ là tự nhiên, là tất yếu, do cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc tạo ra. Những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của những tháng năm chống pháp vô hình chung đã trở thành sợi dây gắn kết họ. Những “Đêm rét chung chăn” đã tạo nên tình tri kỷ, đồng cảm, thân thiết với nhau đến tận cùng. Đặc biệt, sưc nặng của đoạn thơ đặt vào dòng thơ thứ 7. Hai tiếng “đồng chí” vang lên thật nhẹ nhàn, giản dị mà ẩn chứa, sâu sắc biết bao! Câu thơ vang lên ngắn gọn như một nhận thức, một khám phá, một khẳng định về tình đồng chí thiêng liêng. Câu thơ chất chứa, dồn nén yêu thương, tự hào , biết ơn khi nhà thơ đã nhận thức được bản chất cốt lõi của tình đồng chí. Câu thơ khép lại ý đoạn thơ trên, đồng thời mở ra một chân trời. Như vậy, 7 câu thơ đầu đã làm nổi bật cơ sở để những người lính xa lạ trở thành tri kỉ, thành đồng đội gắn bó keo sơn.