Phân tích những đóng góp của phan bội châu và phan châu trinh trong phong trào yêu nước và cách mạng việt nam thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ n

Phân tích những đóng góp của phan bội châu và phan châu trinh trong phong trào yêu nước và cách mạng việt nam thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất

0 bình luận về “Phân tích những đóng góp của phan bội châu và phan châu trinh trong phong trào yêu nước và cách mạng việt nam thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ n”

  1. Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai  đoạn độc quyền (giai  đoạn  đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ  sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc.

    Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển.

    Ở Trung Quốc: Từ cuối XIX, các nước tư bản phương Tây đã đổ xô sang Viễn Đông tìm kiếm thị trường thuộc địa. Đối tượng chính của chúng ở đây là Trung Quốc, ngay cả Nhật Bản cũng tham gia vào cuộc sâu xé này.

         +Cuộc vận động biến pháp do phái Duy Tân đề xướng, được Quang Tự Đế cho thi hành kể từ ngày 11 tháng 6 năm 1898 ở Trung Quốc. Thế nhưng, công cuộc này chỉ tồn tại trăm ngày thì bị Từ Hi Thái hậu ra lệnh bãi bỏ (ngày 21 tháng 9 cùng năm), và những người chủ trì đều bị nghiêm trị (Quang Tự bị truất bỏ ngôi vua và bị bắt bỏ ngục, Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi bị truy nã trốn sang Nhật,…).

         +Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc thành công dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn. Nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới: dân chủ tư sản.

    Bình luận
  2. nội dung:

    – Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San .Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.Hai chữ “bội châu”  trong tên của ông lấy từ câu:[Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san].

    Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam được lấy từ câu [Việt điểu sào nam chi nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam]. Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán, Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán …

     Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

    Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

    Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).

    Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An. Cùng năm đó, thân sinh của cụ qua đời, nhờ đó cụ mới có thời gian rãnh để lo đến việc cứu nước.

    -Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lâp một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Phan Bội Châu đã nêu rõ nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “cứu nước để cứu dân”. Ở đây ta thấy điểm tích cực trong khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu là ông đã xác định được đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, vì vậy ông nêu rõ mục tiêu là đánh đuổi Pháp thì mới có thể giành được độc lập tự do cho nhân dân. Phan Bôi Châu đã chọn Kì Ngoại Hào Cường Để (cháu 6 đời của Vua Gia Long) làm hội chủ nghĩa là Phan Bội Châu muốn quay lại chế độ quân chủ. Vì lúc này tư tưởng trung quân ái quốc vẫn còn tồn tại trong nhận thức của Phan Bội Châu và nhân dân nên để thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, Phan Bội Châu đã lợi dụng tư tưởng trung quân ái quốc để tập hợp lực lượng. Rõ ràng ta thấy lúc này ở Việt Nam vẫn còn vua Thành Thái nhưng Phan Bội Châu đã chọn cho mình một Cường Để có tinh thần chống Pháp chứ không phải một ông vua chính danh nhưng bù nhìn như Thành Thái.

    Phan Bội Châu đã xác định phương pháp cách mạng là bạo đông vũ trang cần thiết là đúng vì bản chất của các thế lực thù địch là chúng chống phá ta bằng quân sự vì vậy phải bạo động quân sự.

    Phan Bội Châu đã thành lập các tổ chức cách mạng bao gồm hội Duy Tân, hội Cống Hiến được thành lập ở Tokyo, cơ quan liên lạc và Công hội Thương đoàn được thành lập ở Hồng Kông  tiếp đó ông tổ chức phong trào Đông Du (1905- 1908) đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Phan Bội Châu đã gửi học sinh sang trường Học hiệu Chấn Võ tại Tokyo cùng với trường Thư viện Đồng Văn Tokyo. Tuy nhiên đến tháng 8/1908 chính phủ Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh kể cả Phan Bội Châu về nước. Giữa lúc cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911), ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang Phục Hội (1912) với mục đích tập hợp lực lượng đánh đuổi Pháp khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Sự ra đời của Việt Nam Quang Phục Hội đánh dấu sự phát triển trong tư tưởng của Phan Bội Châu từ quân chủ lập hiến lên dân chủ tư sản.

    -Năm 1901, Phan cùng một số đồng chí vạch ra 3 kế hoạch sau đây:

    +Liên kết với dư đảng Cần Vương và các tráng kiện ở chốn sơn lâm, xướng khởi nghĩa binh, mục đích là đánh giặc phục thù với với thủ đoạn bạo động.

    +Tìm người dòng họ nhà vua lập làm minh chủ, rồi ngầm liên kết với những người có thể lực, tập hợp những người trung nghĩa ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cùng nhau khởi sự.

    + Khi cần thiết sẽ phái người xuất dương cầu ngoại viện.

    Mục đích: “Cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả.”

    Ba kế hoạch này có thể coi là sự khởi đầu một cương lĩnh hoạt động của Duy Tân hội sau này

    Bình luận

Viết một bình luận