Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

0 bình luận về “Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.”

  1. – Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

    – Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

    – Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

    – Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

    * Chú ý:

    – Xuất phát từ những nguyên nhân tan rã của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu để rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    – Nguyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là do Đảng Cộng sản Liên Xô và Đông Âu mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đó là việc rời bỏ nguyên lí cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lê-nin của những người lãnh đạo Đảng và nhà nước cao nhất Liên Xô và Đông Âu lúc bấy giờ

    Bình luận
  2. Nguyên nhân chính dẫn tới sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

    – Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ và công bằng làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

    – Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.

    – Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

    – Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

    Bình luận

Viết một bình luận