Phân tích quá trình hình thành nhà nước văn lang?

Phân tích quá trình hình thành nhà nước văn lang?

0 bình luận về “Phân tích quá trình hình thành nhà nước văn lang?”

  1. Như đã nói ở trên, nhà nước xuất hiện trên cơ sở kinh tế – xã hội là xuất hiện chế độ tư hữu và mâu thuẫn xã hội gay gắt đến mức không thể tự mình điều hòa được. Tuy nhiên, trong sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu lạc thì tiền đề kinh tế – xã hội cần thiết cho nhà nước ra đời đã xuất hiện nhưng chưa thực sự chín muồi. Cụ thể:

    Về cơ sở kinh tế: thời kỳ này đã có sự biến đổi từ nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy sang nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đồng thời xuất hiện nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề gốm, cũng như sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng thau. Việc xuất hiện các nghề trồng trọt, chăn nuôi và các công cụ lao động bằng đồng, sắt đã tạo ra năng suất lao động cao, và tạo ra của cải dư thừa cho xã hội. Từ đây, mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện, tuy nhiên, tư liệu sản xuất chính là ruộng đất vẫn thuộc sở hữu chung của công xã nông thôn. Sở hữu tư nhân xuất hiện nhưng phát triển chậm, chủ yếu là sở hữu với sản phẩm lao đông, đất ở, cồn cụ lao động.

    Về cơ sở xã hội: Những gia đình nhỏ trở thành những đơn vị kinh tế độc lập. Chế độ mẫu hệ dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chỗ cho công xã nông thôn, kết hợp cả 3 quan hệ láng giềng, địa lý và huyết thống. Xã hội có sự phân hóa rõ nét ở cả sự phân hóa giàu nghèo và sự phân hóa về địa vị xã hội nhưng chưa sâu sắc, chưa mang tính đối kháng.

    Trên cơ sở kinh tế – xã hội thực sự chín muồi như vậy, nhà nước Văn Lang – Âu Lạc vẫn xuất hiện do có sự tác động của các yếu tố bên ngoài:

    Thứ nhất, do sự tác động của nhu cầu trị thủy, thủy lợi. Thiên nhiên nước ta có nhiều thuận lợi đối với cuộc sống con người. Cuối thời Hùng Vương, dân cư đã tràn xuống chinh phục vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thủy – thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng. Chính điều này đã đặt ra nhu cầu gắn kết cộng đồng lại bởi một người hay một nhóm người không thể làm được công việc đó.

    Thứ hai, do tác động của yếu tố chiến tranh. Vị trí địa lý nước ta nằm trên những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại các nối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên cấp thiết. Các tư liệu khảo cổ đã ghi nhận được rằng trong giai đoạn Phùng Nguyên, tỷ lệ vú khí so với toàn tộ hiện vật rất nhỏ như ở di tích Văn Điển là 0,28%, di tích Phùng Nguyên là 0,84%. Tuy nhiên, đến giai đoạn Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí tăng vọt lên trên trên 50%. Như vậy, thời bấy giờ chiến tranh đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đòi hỏi các cộng cộng đồng, thị tộc, bộ lạc phải gắn kết với nhau để bảo vệ lợi ích chung.

    Như vậy, dù cơ sở kinh tế – xã hội chưa thực sự chín muồi nhưng do các yếu tố khác thúc đẩy nên nhà nước Việt cổ đã được hình thành sớm.

    Bình luận
  2. Đầu thế kỉ I TCN cư dân văn hóa Đông Sơn đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt. Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện.

    – Sự chuyển chuyển biến kinh tế trên kéo theo sự chuyển biến về xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

    ⟹ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Những điều đó đã dẫn tới sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

    Nhưng theo một số tài liệu thì do con trai trưởng Lạc Long Quân và Âu Cơ được tôn lên làm vua.

    Bình luận

Viết một bình luận