phân tích tâm trạng của Liên và An, qua cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo Giúp mình với ạ

phân tích tâm trạng của Liên và An, qua cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo
Giúp mình với ạ

0 bình luận về “phân tích tâm trạng của Liên và An, qua cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo Giúp mình với ạ”

  1. Trong nền văn xuôi lãng mạn Việt Nam, ta không thể không nhắc tới một trong những cái tên đi đầu đã tạo những ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người đọc trong suốt những năm tháng qua đó chính là Thạch Lam- thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Thạch Lam là một trong những nhà văn có những tác phẩm đặc sắc, đi sâu vào lòng người, có những hình ảnh gần gũi và chân thực với đời sống con người nhất. Những tác phẩm của ông luôn gắn với cuộc sống và con người. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều đó là Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện cuộc sống của một huyện nghèo và mong ước của những đứa trẻ là Liên và An.

    Liên có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương. Liên yêu thiên nhiên: Đầu tiên là Liên- một cô bé có trái tim nhạy cảm tinh tế trước cái đẹp của thiên nhiên. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng ấy của cô đã rộng mở để đón nhận những biến động tinh tế mơ hồ của cảnh vật. Liên càng biết được sự đổi thay của đất trời lúc ngày tàn. Em lắng nghe từng tiếng động, báo hiệu một ngày sắp hết: từ tiếng trống thu không; tiếng ếch nhái kên ran ngoài đồng ruộng; đến cả tiếng muỗi vo ve. Như thể em đang đón nhận cả cái không khí im vắng tĩnh lặng của buổi chiều quê. Cái nhìn của Liên bao quát cả khung trời phía tây đang rực rỡ trong ánh hoàng hôn. Bầu trời hồng rự rỡ như lửa cháy với những đám mây “ánh lên như hòn than sắp tàn”. Trên nền trời nổi bật đường viền sẫm màu của những rặng tre… Khoảnh khắc ngày tàn khơi lên trong cô bé một nỗi buồn man mác mơ hồ. Không chỉ yêu cảnh vật, Liên còn rất gắn bó với miền đất này. Khi quan sát cảnh phiên chợ đã tàn em cảm nhận được cái tiêu điều của vùng đất nghèo khó qua những thứ rác rưởi bot lại trên nền chợ “vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn, lá mía”. Liên yêu mảnh đất này đến mức thuộc lấy cả mùi cát bụi “một mùi âm ẩm của cát bụi bốc lên khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của vùng đất này”. Đặc biệt Liên tìm thấy ở đây những vẻ đẹp bình dị mà giàu chất thơ. Qua cách cảm nhận của em một đêm mùa hạ bỗng trở nên trong trẻo êm ả lạ thường “trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Có cả vẻ đẹp của bầu trời đêm thăm thẳm với hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lóe sáng… Cách cảm nhận về thiên nhiên chứng tỏ tâm hồn cô bé Liên luôn rộng mở gắn bó và yêu thương với thế giới xung quanh.  Không chỉ yêu thiên nhiên trái tim cô bé còn biết yêu thương, cảm thông xót xa cho những nỗi khổ của con người. Liên thương cuộc sống nghèo khổ cơ cực của những người dân nghèo. Em xót xa khi thấy những đứa trẻ nhà nghèo phải tìm bới nhặt nhạnh trong đống rác mặc dù biết mình không có tiền cho chúng. Liên dành cho cụ Thi điên chút lòng qua cút rượu rót đầy. Cô bé thương mẹ con chị Tí “ngày mò cua bắt tép tối lại dọn hàng tới tận khuya mà cũng chẳng ăn thua”. Ánh mắt cô bé siết bao ái ngại khi quan sát cảnh khốn cùng của gia đình bác Sẩm “cả nhà ngủ gục trên manh chiếu rách; chiếc thau sắt trống không…”. Dường như em mường tượng được nỗi đói rét cùng cực đang chờ đợi họ. Cùng với nỗi xót xa trong cuộc sống vất vả nghèo khó cơ cực của những người dân phố huyện, cô bé Liên còn cảm nhận cả sự bế tắc tù đọng trong kiếp sống của họ. Họ bị giam cầm trong cái ao đời quẩn quanh tăm tối không ánh sáng không tương lai. Cái nhìn của em thấm đượm niềm thương cảm sâu xa. “Chừng ấy người ngồi lặng trong bóng tối như đang mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho…”. Tác giả đã thành công khi miêu tả những cảm xúc tinh tế sâu sắc của cô bé Liên khi đối diện với thiên nhiên, con người, cuộc sống, đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn trẻ thơ trong sáng giàu tình yêu thương.

    Tiếp theo là nhân vật An- cậu bé mang tâm hồn trẻ thơ mà nhạy cảm, tinh tế. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng An đã nhận thức được những biến động rất khẽ của thời gian (chiều, chiều rồi…”, “trời nhá nhem tối”, “trời đã bắt đầu đêm”). An cũng cảm nhận được không gian phố huyện nhỏ hẹp, nghèo nàn, vừa thơ mộng lại đượm buồn.  Và đặc biệt, An còn tinh tế nhận ra những ánh sáng yếu ớt cuối ngày. Sự có mặt của ánh sáng làm nổi bật bóng tối. “Bóng tối như một cái gì đang hoạt động”, đang luồn lách, đang ám sát vào mọi cảnh vật, khiến cho tâm hồn trẻ thơ của An và chị cũng thấm buồn. Không chỉ vậy, An còn có một trái tim biết yêu thương, thông cảm với những kiếp sống tù đọng. Giống như chị, An cũng biết thương chị Tí, ngày mò cua bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước mà chẳng kiếm được bao nhiêu; thương những đứa trẻ nghèo lom khom nhặt nhạnh trên nền đất sau buổi chợ; thương gia đình bác xẩm “chưa hát vì chưa có người nghe”; thông cảm với bà cụ Thi hơi điên. Tuy không sâu sắc và tinh tế như Liên, nhưng An cũng có tâm hồn biết yêu thương những kiếp người khổ sở, tàn tạ nơi phố huyện nghèo, tù túng.

    Qua câu chuyện Hai đứa trẻ ta có thể cảm nhận được Liên là một con người có lòng yêu thương con người, có niềm khao khát, mơ ước to lớn, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và mọi người, thể hiện tấm lòng yêu thương và sâu sắc của tác giả. Nhân vật An tuy không sâu sắc, nhạy cảm và chịu nhiều nỗi đau như nhân vật Liên, nhưng cậu cũng mang một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một trái tim giàu tình yêu thương, biết mơ ước, biết khát khao được thay đổi cuộc đời. Hai đứa trẻ đến nay vẫn còn hiện lên rất đẹp trong tâm trí của người đọc. Có thể nói nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hai nhân vật đáng yêu đáng quý này.

    Bình luận

Viết một bình luận