Phân tích tâm trạng của nhân vật “Tôi”trong truyện tôi đi học của Thanh Tịnh
0 bình luận về “Phân tích tâm trạng của nhân vật “Tôi”trong truyện tôi đi học của Thanh Tịnh”
Em dám chắc rằng, tất cả những ai đã đọc “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đều sẽ rất xúc động, rất bâng khuâng. Bởi nó gợi cho chúng ta về buổi đầu tựu trường, về ngày trọng đại đầu tiên trong cuộc đời, mà nhân vật tôi trong truyện cũng như chính chúng ta đang quay về cái ngày đầu đẹp đẽ xen lẫn chút lo lắng, hồi hộp đó.
Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa.
Và cái cảm giác, cái dư vị mà “tôi” cảm thấy rõ rệt nhất, không thể nào bị pha trộn được đó là “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” hay “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học.”
Những xúc cảm đầu đời, những trải nghiệm thú vị như đang ùa về theo từng thước phim quay chậm được Thanh Tịnh miêu tả thật nhẹ nhàng, sâu lắng, thật trong sáng nhưng cũng rất rụt rè, sợ sệt. Cái “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.” Đó là buổi sáng đẹp nhất, đáng nhớ và nhiều kỷ niệm nhất của nhân vật tôi. Buổi sáng làm thay đổi con người, thay đổi suy nghĩ, nhận thức của “tôi” và không những thế còn làm thay đổi cả cảnh vật xung quanh “tôi” nữa, bởi “Hôm nay tôi đi học.” “Tôi” thấy trước mắt mình “trên con đường làng dài và hẹp.
Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần.” vậy mà giờ “tôi” lại thấy là lạ, cảnh vật dường như đều có sự đổi thay. Và điểm quan trọng nhất chính là sự thay đổi trong chính con người “tôi”. “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi thấy mình trang trọng và đứng đắn.” Nhờ việc “Hôm nay tôi đi học” mà nhân vật tôi đã trưởng thành hơn, đã thấy mình dường như đang trở thành người lớn, không còn có ý thích chơi mấy trò chơi con nít như thằng Quý, thằng Sơn nữa. “Tôi” coi mình như một người khác hoàn toàn, một người có trách nhiệm và chững chạc hơn.
Nhưng cái ngây ngô, dễ thương của một cậu bé lần đầu tiên đi học đã được Thanh Tịnh khắc họa hết sức tài tình và tinh tế qua ý nghĩ “vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.” Thật là trẻ con và hồn nhiên quá. Chỉ vì “Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa.
Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.” “tôi” cũng muốn mình làm được như các bạn nên xin mẹ cầm luôn cả bút thước nhưng mẹ “tôi” trả lời lại là “Thôi để mẹ nắm cũng được.” Vậy là cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi xuất hiện như thế, nó xuất hiện “nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”
Dòng hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ này được đánh dấu, được in đậm rõ nét nhất là lúc nhân vật tôi đến trường học. Trước mắt “tôi” “sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.” Có lẽ đây là lần đầu tiên nhân vật tôi đến một nơi đông người như vậy.
Và cũng giống như “tôi”, “mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.” Đây là tâm trạng chung không chỉ của nhân vật tôi mà là của tất cả chúng ta khi lần đầu tiên đến trường, lần đầu được gặp nhiều bạn bè, nhiều thầy cô như vậy.
Trước đó mấy hôm, nhân vật tôi đã từng ghé trường, đối với “tôi” trường lúc đó là “một nơi xa lạ”, mà “tôi” chỉ thấy là “nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng”. Nhân vật tôi lúc đó dường như cảm thấy trường là một nơi gì đó rất khác biệt lạ lẫm và không thuộc tầm với của “tôi”.
Thế nhưng, giờ trước mặt “tôi” “Trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp.” Cảm giác trong nhân vật tôi hoàn toàn thay đổi. “Tôi” nhìn ngôi trường với ánh mắt vừa quen thuộc nhưng cũng vừa trang trọng, nghiêm túc. Có lẽ chính vì vậy mà nhân vật tôi cảm thấy “lo sợ vẩn vơ”.
Nhưng qua sự so sánh này, nhân vật tôi đã thêm thay đổi hơn, dường như “tôi” đang dần trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Phải chăng tất cả chúng ta kể cả nhân vật tôi lần đầu đến trường đều cảm thấy rụt rè, e ngại, nhất là khi các bạn không quen trường, không quen lớp. “Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước.
Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả bóng tưởng tượng.” Tất cả các cậu đều sợ sệt, nhùng nhằng mãi, không dám đi, nhưng cũng không nỡ đứng lại, rồi bỗng nhiên có “một cậu đứng đầu ôm mặt khóc.
Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.” Nhưng ông đốc trường Mỹ Lý là một người hiền từ, nhân hậu, nhẫn nại, có lẽ vì thế mà ông đã làm cho các cậu bớt sợ hãi hơn, các cậu bắt đầu từ từ bước vào lớp.
Một điều đáng ngạc nhiên đã xảy ra, cái cảm giác xa lạ, hay hay khi thấy những cái treo trên tường trong lớp học bỗng nhiên biến mất và thay vào đó là một cảm giác thân thương, quen thuộc, thậm chí “tôi” còn tự nhận bàn ghế, chỗ ngồi đó là của riêng mình, ngay cả đến người bạn ngồi cạnh “ một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.” Dường như đang có một sợi dây liên kết vô hình nào đó đang gắn kết các bạn lại với nhau.
“Một con chim liệng đến đứng trên bờ của sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm đầy dẫy trong tri tôi.” Một kỷ niệm thời còn là một đứa trẻ ngây ngô, vô tư vui đùa bỗng ùa về trong dòng ký ức của nhân vật tôi, nó trái ngược với con người hiện tại của “tôi”. “Tôi” đã thấy mình trở nên trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn, bởi giờ “tôi” đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời mình “Bài tập viết: Tôi đi học.”
Nhà văn Thanh Tịnh thật là tài hoa, những câu văn, những dòng cảm xúc của ông đưa đến cho ta thật nhẹ nhàng, thật mơ hồ nhưng cũng thơ mộng. Ông giống như một người lái đò trên một con sông bình lặng đưa chúng ta từ cảm xúc này tới xúc cảm khác. Dòng tâm trạng của nhân vật tôi về buổi đầu đi học cũng là dòng tâm trạng của tất cả những ai được lần đầu tiên cắp sách tới trường.
Em dám chắc rằng, tất cả những ai đã đọc “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đều sẽ rất xúc động, rất bâng khuâng. Bởi nó gợi cho chúng ta về buổi đầu tựu trường, về ngày trọng đại đầu tiên trong cuộc đời, mà nhân vật tôi trong truyện cũng như chính chúng ta đang quay về cái ngày đầu đẹp đẽ xen lẫn chút lo lắng, hồi hộp đó.
Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa.
Và cái cảm giác, cái dư vị mà “tôi” cảm thấy rõ rệt nhất, không thể nào bị pha trộn được đó là “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” hay “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học.”
Những xúc cảm đầu đời, những trải nghiệm thú vị như đang ùa về theo từng thước phim quay chậm được Thanh Tịnh miêu tả thật nhẹ nhàng, sâu lắng, thật trong sáng nhưng cũng rất rụt rè, sợ sệt. Cái “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.” Đó là buổi sáng đẹp nhất, đáng nhớ và nhiều kỷ niệm nhất của nhân vật tôi. Buổi sáng làm thay đổi con người, thay đổi suy nghĩ, nhận thức của “tôi” và không những thế còn làm thay đổi cả cảnh vật xung quanh “tôi” nữa, bởi “Hôm nay tôi đi học.” “Tôi” thấy trước mắt mình “trên con đường làng dài và hẹp.
Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần.” vậy mà giờ “tôi” lại thấy là lạ, cảnh vật dường như đều có sự đổi thay. Và điểm quan trọng nhất chính là sự thay đổi trong chính con người “tôi”. “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi thấy mình trang trọng và đứng đắn.” Nhờ việc “Hôm nay tôi đi học” mà nhân vật tôi đã trưởng thành hơn, đã thấy mình dường như đang trở thành người lớn, không còn có ý thích chơi mấy trò chơi con nít như thằng Quý, thằng Sơn nữa. “Tôi” coi mình như một người khác hoàn toàn, một người có trách nhiệm và chững chạc hơn.
Nhưng cái ngây ngô, dễ thương của một cậu bé lần đầu tiên đi học đã được Thanh Tịnh khắc họa hết sức tài tình và tinh tế qua ý nghĩ “vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.” Thật là trẻ con và hồn nhiên quá. Chỉ vì “Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa.
Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.” “tôi” cũng muốn mình làm được như các bạn nên xin mẹ cầm luôn cả bút thước nhưng mẹ “tôi” trả lời lại là “Thôi để mẹ nắm cũng được.” Vậy là cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi xuất hiện như thế, nó xuất hiện “nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”
Dòng hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ này được đánh dấu, được in đậm rõ nét nhất là lúc nhân vật tôi đến trường học. Trước mắt “tôi” “sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.” Có lẽ đây là lần đầu tiên nhân vật tôi đến một nơi đông người như vậy.
Và cũng giống như “tôi”, “mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.” Đây là tâm trạng chung không chỉ của nhân vật tôi mà là của tất cả chúng ta khi lần đầu tiên đến trường, lần đầu được gặp nhiều bạn bè, nhiều thầy cô như vậy.
Trước đó mấy hôm, nhân vật tôi đã từng ghé trường, đối với “tôi” trường lúc đó là “một nơi xa lạ”, mà “tôi” chỉ thấy là “nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng”. Nhân vật tôi lúc đó dường như cảm thấy trường là một nơi gì đó rất khác biệt lạ lẫm và không thuộc tầm với của “tôi”.
Thế nhưng, giờ trước mặt “tôi” “Trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp.” Cảm giác trong nhân vật tôi hoàn toàn thay đổi. “Tôi” nhìn ngôi trường với ánh mắt vừa quen thuộc nhưng cũng vừa trang trọng, nghiêm túc. Có lẽ chính vì vậy mà nhân vật tôi cảm thấy “lo sợ vẩn vơ”.
Nhưng qua sự so sánh này, nhân vật tôi đã thêm thay đổi hơn, dường như “tôi” đang dần trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Phải chăng tất cả chúng ta kể cả nhân vật tôi lần đầu đến trường đều cảm thấy rụt rè, e ngại, nhất là khi các bạn không quen trường, không quen lớp. “Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước.
Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả bóng tưởng tượng.” Tất cả các cậu đều sợ sệt, nhùng nhằng mãi, không dám đi, nhưng cũng không nỡ đứng lại, rồi bỗng nhiên có “một cậu đứng đầu ôm mặt khóc.
Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.” Nhưng ông đốc trường Mỹ Lý là một người hiền từ, nhân hậu, nhẫn nại, có lẽ vì thế mà ông đã làm cho các cậu bớt sợ hãi hơn, các cậu bắt đầu từ từ bước vào lớp.
Một điều đáng ngạc nhiên đã xảy ra, cái cảm giác xa lạ, hay hay khi thấy những cái treo trên tường trong lớp học bỗng nhiên biến mất và thay vào đó là một cảm giác thân thương, quen thuộc, thậm chí “tôi” còn tự nhận bàn ghế, chỗ ngồi đó là của riêng mình, ngay cả đến người bạn ngồi cạnh “ một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.” Dường như đang có một sợi dây liên kết vô hình nào đó đang gắn kết các bạn lại với nhau.
“Một con chim liệng đến đứng trên bờ của sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm đầy dẫy trong tri tôi.” Một kỷ niệm thời còn là một đứa trẻ ngây ngô, vô tư vui đùa bỗng ùa về trong dòng ký ức của nhân vật tôi, nó trái ngược với con người hiện tại của “tôi”. “Tôi” đã thấy mình trở nên trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn, bởi giờ “tôi” đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời mình “Bài tập viết: Tôi đi học.”
Nhà văn Thanh Tịnh thật là tài hoa, những câu văn, những dòng cảm xúc của ông đưa đến cho ta thật nhẹ nhàng, thật mơ hồ nhưng cũng thơ mộng. Ông giống như một người lái đò trên một con sông bình lặng đưa chúng ta từ cảm xúc này tới xúc cảm khác. Dòng tâm trạng của nhân vật tôi về buổi đầu đi học cũng là dòng tâm trạng của tất cả những ai được lần đầu tiên cắp sách tới trường.