Phân tích tâm trạng của thúy kiều qua 8 câu thơ cuối (Kiều ở lầu Ngưng Bích)giúp vs mình cần gấp mai nộp rồi

Phân tích tâm trạng của thúy kiều qua 8 câu thơ cuối (Kiều ở lầu Ngưng Bích)giúp vs mình cần gấp mai nộp rồi

0 bình luận về “Phân tích tâm trạng của thúy kiều qua 8 câu thơ cuối (Kiều ở lầu Ngưng Bích)giúp vs mình cần gấp mai nộp rồi”

  1. Truyện Kiều là kiệt tác văn học bất hủ của nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Thiên tài Nguyễn Du viết Truyện Kiều và khoảng thời gian sau khi đi xứ Trung Quốc trở về. Sau khi ra đời, tác phẩm nhanh chóng được nhân dân say mê đón nhận. truyện Kiều trở thành một phần tinh thần, ăn sâu vào trong đời sống văn hóa của dân tộc.Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích tái hiện chân thực bức tranh tâm trang của ThúyKiều khi bị “giam lỏng” ở lầu Ngưng Bích. Đặc biệt ở 8 câu thơ cuối, tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng được đẩy lên đến cực đỉnh, thể hiện tài năng khắc họa tâm lí con người của thiên tài Nguyễn Du
      Sau khi biết mình bị Mã Giám Sinh lừa bán vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức rút daotoan tự vẫn. May thay, Tú Bà kịp thời can ngăn. Sợ mất đi vốn liếng, Tú Bà bèn lựalời khuyên giải, dụ dỗ hết mực. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả cho người tử tế; rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.Vừa mới bước vào đời đã vấp phải thói đời giả trá, lừa lọc khiến nàng vô cùng đau đớn. Vừa tủi thân mình lại vừa giận số kiếp bạc bẽo. Ở lầu Ngưng Bích cô vắng, quạnh hiu nàng không nguôi nhớ nhung da diết. Mở đầu là bức tranh đặc tả tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích qua cảnh vật đìu hiu, hoang vắng đến thê lương

    Bạn kham khảo nhé !

    Bình luận
  2.                   Tám câu thơ cuối là những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất của truyện Kiều, diễn tả tâm trạng của Kiều với nỗi buồn chịu nặng trong lòng. Điệp ngữ buồn trông được nhắc lại nhiều lần thể hiện cảm xúc chủ đạo của nhân vật. Mỗi từ buồn trông mở ra một khung cảnh thiên nhiên, một bức tranh tâm tình.  Trước hết là canh cửa bể chiều hôm xa xa cánh buồm thấp thoáng. Thời gian là buổi chiều, không gian là “cửa bể” gợi ra 1 không gian rộng lớn mênh mông ngút tầm mắt gợi 1 tâm trạng buồn. Hình ảnh “thuyền ai, cách buồn thấp thoáng” là hình ảnh ẩn dụ cho gia đình, người thân. Các từ láy thấp thoáng, xa xa thể hiện thân phận bơ vơ lưu lạc của Kiều gợi nổi buồn nổi nhớ. Không biết sẽ lưu lạc về đâu tới phương trời nào không có ngày nào đoàn tụ với gia đình . Nhìn ngọn nước mới sa cuốn theo những cánh hoa, nàng chạnh lòng nghĩ tới thân phận nhỏ mọn, bèo bọt của mình trong xã hội đầy bất công.Câu hỏi tu từ “hoa trôi…về đâu” xoáy sâu vào tâm can Kiều với những hình ảnh nổi trội vô định của “hoa trôi man mát” hình ảnh ẩn dụ cho thân phận nhỏ bé lênh đênh trôi dạt theo dòng đời vô định của Kiều. Cuộc đời nàng bị dòng đời trôi nổi  không biết đi về đâu. Hình ảnh bức tranh là màu xanh của cỏ trải dài đến tận chân trời.Đó không phải là màu xanh non mơn mở tràn đầy những sức sống trong tiết thanh minh, cỏ non xanh tận chân trời mà đó là màu héo úa của nội cỏ rầu rầu. Nhìn không gian ấy, màu sắc ấy không khỏi làm Kiều lo lắng về một tương lai vô định mịt mù không chút niềm tin hi vọng đang vò xé tâm can Kiều. Đến đây xuất hiện hình ảnh gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng là hình ảnh ẩn dụ đây là cảnh đầy sự hãi hùng, kinh hoàng. Như vậy, toàn thể bức tranh từ đầu rất tĩnh lặng man mác buồn trải dài, trải rộng, mờ mịt. Đến đây lại đột ngột vang lên âm thanh nhưng không phải âm thanh trong trẻo, rộn ràng, phấn chấn mà là âm thanh của sự hãi hùng, kinh hoàng “ầm ầm tiếng sóng” từ láy “ầm ầm” được dùng làm đảo ngữ diễn tả âm thanh cao độ ,âm thanh của sự kinh hoàng,  hãi hùng của tiếng sóng hay diễn tả về một tai ương luôn rình rập và nhấn chìm Thúy Kiều bất cứ lúc nào. Bốn cảnh như bức tứ bình, nỗi buồn về một tương lai mờ mịt càng ngày càng tăng tiến trong lòng Kiều . Biện pháp tả cảnh ngủ tình bậc thầy của thiên tài Nguyễn Du trong truyện Kiều gần như đã trở thành quy luật. 

    ”Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ“

    Bình luận

Viết một bình luận